Lực nâng cánh máy bay.

Một phần của tài liệu Chương 8: Cơ học chất lưu (Trang 25 - 27)

TOP

Nhờ hình dạng không đối xứng của cánh (hình 8.19) và mép phía sau nhọn, do các quá trình đã mô tả ở trên xảy ra trong biên, ở đằng sau cánh hình thành xoáy và ngoài ra còn một xoáy gọi là xoáy lấy đà. Xoáy lấy đà có mômen xung lượng xác định. Song mômen xung lượng của hệ cánh và không khí phải không đổi (bằng 0), bởi vì không có mômen của các ngoại lực tác dụng vào hệ. Vì vậy cùng với xoáy hình thành ở đằng sau cánh, cần phải xuất hiện một chuyển động tròn nào đó của không khí, có mômen xung lượng giống như của xoáy nhưng ngược chiều. Giucôpxki đã chứng tỏ rằng chuyển động tròn của không khí chung quanh cánh xuất hiện cùng với sự hình thành xoáy.

Nhưng chúng ta biết rằng xoáy sinh ra chuyển động tròn. Từ đó suy ra bản thân cánh phải được coi như một xoáy ảo nào đó chuyển động cùng với cánh. Giucôpxki gọi đó là xoáy liên hợp. Nhưng trên xoáy chuyển động (tức là trên cánh) như đã chứng tỏ ở trên, phải có tác dụng của lực Magnus mà với cánh nằm ngang (xem hình 8.19) là lực nâng Fnâng. Fnâng hướng lên trên theo qui tắc xác định hướng của lực Magnus. Nhưng điều đó cũng thấy được từ sự phân bố vận tốc của dòng ở trên và dưới cánh. Trong chuyển động tròn (hình 8.19), vận tốc của không khí ở trên cánh lớn hơn ở dưới cánh. Từ đó theo định luật Bernoulli áp suất không khí ở dưới cánh lớn hơn ở trên cánh, đó là nguyên nhân xuất hiện lực nâng.

TRỌNG TÂM ÔN TẬP***@@@*** ***@@@***

1- Ðặc điểm của các chất khí, lỏng, rắn. 2- Tỉ trọng của chất lỏng.

3- Aïp suất, đơn vị đo áp suất , nguyên nhân tạo ra áp suất. 4- Ðịnh luật Pascal. 5- Ðịnh luật Archimède. 6- Phương trình liên tục. 7- Phương trình Bernoulli. 8- Hệ số Reynolds. 9- Lực khí động học. BÀI TẬP ***&&&***

1- Một nguời đứng trên tấm ván có khối lượng riêng là 0,4 kg/dm3 đặt trên mặt một hồ nước. Tấm ván dài 1,2m, rộng 0,8m, dày 0,1m. Hỏi người đó có khối lượng tối đa là bao nhiêu để không phải bị chìm trong nước ?

2- Một giếng nước sâu 10 m, miệng giếng cách mặt nước là 0,5m. Tính áp suất phía dưới đáy giếng biết áp suất khí quyển là 1 atm. Cho biết tỷì trọng của nước là 1.

3- Một bình đầy nước hình trụ cao 70cm, diện tích đáy là 600cm2. Ở đáy bình có một lổ nhỏ diện tích là 1 cm2. Tính vận tốc hạ thấp của mặt nước trong bình khi nước chảy ra qua lổ nhỏ và thời gian để nước trong bình chảy ra hết.

1g/cm3) rơi đều trong không khí (khối lượng riêng là 1,3 g/dm3). Cho biết hệ số nhớt của không khí là 0,00017.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

***%%%*** 1- Chất có khối lượng riêng lớn nhất trong các chất sau là:

a) Ðồng b) Nhôm c) Nước d) Thuỷ ngân e) Khí Hydrô.

2- Một miếng gỗ đồng chất có khối lượng riêng 0,8 g/cm3 nổi trong một chất lỏng có tỷ trọng là 1,2. Vậy phần thể tích của chất đó ngập trong chất lỏng là:

a) 80% b) 67% c) 33% d) 20% e) Không thể tính được. 3- Aïp suất 700 mmHg tương đương với:

a) 10000 N/m2 b) 1 atm c) 133 Pa d) 93100 N/m2 e) 9,8 10 4 N/m2

4- Một ống tiêm có đường kính 8mm, kim tiêm có đường kính 0.5 mm. Vận tốc thuốc tiêm lớn hơn vận tốc đẩy của pít-tôn của ống tiêm là:

a) 16 b) 32 c) 8 d) 256 e) 265

5- Khi quan sát một miếng gỗ nổi trên mặt nước ta thấy có phân nửa thể tích bị chìm trong nước. Ðem miếng gỗ đó nhúng trong dầu hỏa, miếng gỗ nổi được khi mà:

a) Hơn 50% thể tích ngập trong dầu. b) 50% thể tích ngập trong dầu. c) Ít hơn 50% thể tích ngập trong dầu. d) 67% thể tích ngập trong dầu.

e) Không thể tính được.

PHÂN TÍCH NHỮNG CÂU PHÁT BIỂU ĐÚNG SAI

***&&&***

1- Trong một ống dòng nơi nào nước chảy chậm thì nơi đó tiết diện của ống là nhỏ. 2- Qủa trứng gà luôn luôn nổi được trong dung dịch nước muối bảo hoà.

3- Vì chất lưu không nén được nên nó có hình dạng không đổi.

4- Hai vật có cùng một thể tích, vật nào có khối lượng riêng lớn sẽ dễ nổi trên mặt nước. 5- Trong một ống tiêm, vận tốc thuốc tiêm ra khỏi kim tiêm là rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Chương 8: Cơ học chất lưu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w