3.3.2.1 Phân tích kết quả trước khi tác động sư phạm
Trước khi tác động sư phạm, chúng tôi cho 50 sinh viên của hai lớp thực hiện lập kế hoạch cho buổi ra mắt đầu tiên ở lớp chủ nhiệm và giới thiệu về bản thân mình trong buổi nhận lớp chủ nhiệm đó. Sau khi kết thúc thực hành, dựa vào chuẩn và thang đánh giá đã xây dựng, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1 Kết quả thực hành kỹ năng lập kế hoạch giao tiếp và kỹ năng diễn đạt (trước khi tác động sư phạm)
Mức độ (%)
Kỹ năng Tốt Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Kỹ năng lập kế hoạch 2.0 20 78.0
Kỹ năng diễn đạt 4.0 17.1 78.9
Từ bảng số liệu trên có thể thấy trước khi được tiếp xúc với chương trình hoạt động ngoại khóa rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm, nhìn chung cả hai kỹ năng trên sinh viên mới chỉ đạt mức trung bình. Biểu hiện như sau:
- Ở cả hai kỹ năng đều không có sinh viên nào đạt mức tốt theo chuẩn và thang đánh giá của chúng tôi, trong khi đo mức chưa đạt yêu cầu lại chiếm ưu thế với 80% ở kỹ năng lập kế hoạch và 82.9% ở kỹ năng diễn đạt. Tỷ lệ này là khá cao và nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả giảng dạy cũng như giáo dục học sinh. Bên cạnh đó có một số ít các em (20%) đã biết cách lập kế hoạch cho một buổi ra mắt lớp chủ nhiệm, tuy nhiên bản kế hoạch đó mới chỉ tạm chấp nhận ở mức đạt những yêu cầu tối thiểu, chưa rõ ràng, phù hợp với thực tiễn. Kỹ năng diễn đạt cũng có một số em (17.1%) đạt yêu cầu, tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở những sinh viên làm cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, các em ít nhiều cũng đã được giao tiếp nhiều đối tượng khác nhau khi làm việc, song giao tiếp sư phạm mang những đặc thù riêng nên các em vẫn còn rất lúng túng, bị động, cách diễn đạt còn nhiều chỗ chưa phù hợp.
- Ở kỹ năng lập kế hoạch giao tiếp, hầu hết các em chưa xác định mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp, chưa nắm bắt, tìm hiểu về đối tượng giao tiếp, chưa hiểu được đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh Tiểu học. Nội dung của cuộc giao tiếp chưa rõ ràng và chưa dự kiến những tình huống bất ngờ xảy ra khi giao tiếp. Trong bản kế hoạch của các em chúng tôi nhận thấy không có bất kì hoạt động nào gây ấn tượng, thu hút học sinh Tiểu học tham gia.
- Ở kỹ năng diễn đạt cũng tương tự, khi chúng tôi sự giờ thực hành kỹ năng diễn đạt của sinh viên đều nhận thấy rằng các em rất thụ động với giờ lên lớp của mình, khi diễn đạt thì ngôn ngữ còn lộn xộn, hành động lúng túng, cách di chuyển không linh hoạt, không bao quát được hết lớp học, thậm chí có em do quá lo lắng
nên nói ngọng, nói lắp rất nhiều. Sự phối hợp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ còn lúng túng, chưa thống nhất, không mang lại hiệu quả.