7.1.7.Để cho các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình 7.1.8.Tạo ra một cơcấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CƠ SỞ KHOA HỌC KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 104)

tiến bộ phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin phong phú, kiến thức dồi dào, cơ cấu luật pháp vững chắc, giáo dục toàn diện, một nền kinh tế ổn định và chính sách xã hội phù hợp. Tuy vậy, để cho xã hội phát triển bền vững các quốc gia phải xây dựng chất lượng phát triển tính đến tất cả các quyền lợi dự kiến cũng như ngăn chặn các trở lực có thể xảy ra do sự suy thoái điều kiện phát triển là chất lượng môi trường, các chính sách điều chỉnh liên tục hoạt động phát triển để phù hợp các nhu cầu mới của xã hội cũng như bảo vệ được điều kiện môi trường. Vì vậy, chính sách quốc gia phải gắn liền

chính sách kinh tế với khả năng chịu đựng của môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo đảm sao cho nguyên tắc người sử dụng tài nguyên phải trả giá cho việc sử dụng đó.

Ứng dụng một phương pháp tổng hợp khi đề ra chính sách về môi trường, với mục đích bao trùm là tính bền vững. Kết hợp mục tiêu về cuộc sống bền vững cùng với những phạm vi chức trách của cơ quan chính phủ và lập pháp, thành lập một đơn vị quyền lực mạnh đủ khả năng phối hợp việc phát triển và bảo vệ.

Soạn thảo và thực hiện chiến lược về tính bền vững thông qua các kế hoạch của từng khu vực và địa phương.

Đánh giá tác động môi trường và ước lượng về kinh tế của các dự án, các chương trình và chính sách về phát triển.

Đưa những nguyên tắc về một xã hội bền vững vào hiến pháp hoặc các luật cơ bản khác của chính sách quốc gia.

Xây dựng một hệ thống luật môi trường hoàn chỉnh và thúc đẩy để xây dựng bộ luật đó.

Đảm bảo các chính sách, các kế hoạch phát triển, ngân sách và quy định đầu tư của quốc gia phải quan tâm đầy đủ đến những hậu quả của việc mình làm đối với môi trường.

Sử dụng các chính sách và công cụ kinh tế để đạt được tính bền vững như chính sách giá cả, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, định giá tài nguyên môi trường, kế toán môi trường quốc gia. Các công cụ kinh tế như thuế môi trường, giấy phép chuyển nhượng …

Nâng cao kiến thức cơ sở và xúc tiến việc phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến môi trường.

7.1.9. Xây dựng một khối liên minh toàn thế giới

Trong thế giới ngày nay không một quốc gia nào tồn tại theo phương thức tự cấp tự túc được vì vậy sự phát triển bền vững toàn cầu phải là hành động của toàn nhân loại, toàn cầu phải là một liên minh vững chắc. Do mức độ phát triển không đồng đều nên các nước có thu nhập thấp phải được sự hỗ trợ của các nước giàu có và của cộng đồng quốc tế nói chung thì mới bảo vệ được môi trường của mình. Các nguồn tài nguyên của hành tinh nhất là không khí, nguồn nước và các hệ sinh thái chỉ có thể bảo vệ bằng sự quản lý chung, mục đích chung và giải pháp thích hợp. Toàn thểcác quốc gia đều được lợi từ sự phát triển bền vững và cùng bị thiệt hại nếu không thực hiện được điều đó.

Đẩy mạnh việc thực hiện những hiệp ước quốc tế hiện có nhằm bảo vệ hệ nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng sinh học như:

Về khí quyển: có công ước Viên bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về những tính chất có liên quan đến việc suy giảm lớp ozone. Công ước Giơnevơ về ô nhiễm không khí trên một vùng rộng qua nhiều biên giới.

Về đại dương: Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, một loạt các văn kiện quốc tế và khu vực về bảo vệ các đại dương khỏi bị ô nhiễm vì tàu thủy (công ước IOM), về vứt bỏ phế thải (công ước Luân Đôn, Ôslô) …

Về nước ngọt: Công ước về vùng bờ của hồ Lớn (Canada-Hoa Kỳ), hiệp ước về các dòng sông chung (Ranh, Đanuýp).

Về chất thải: Công ước Basle về những hoạt động hạn chế chất thải độc hại và cách xử lý. Công ước Bamako cấm việc nhập khẩu chất thải độc hại vào Châu Phi và kiểm soát việc nhập qua biên giới và quản lý chất thải độc hại ở Châu Phi. Về bảo vệ tính đa dạng sinh học: Công ước Ramsa về bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là những vùng sinh sống của chim nước. Công ước liên quan đến bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (UNESCO, Paris), Công ước quốc tế về buôn bán các loài có nguy cơ bị tiêu diệt (CITES, Washington), Công ước bảo vệ các loài hoang dã di cư (Bon).

Ký kết những hiệp ước quốc tế mới để đạt được tính bền vững trên thế giới: về sự thay đổi khí hậu, bảo vệ an toàn các khu rừng thế giới.

Xây dựng một chế độ bảo vệ tổng hợp và toàn diện đối với Châu Nam cực và biển Nam cực.

Soạn thảo và thông qua bản Công bố chung và Hiệp ước về tính bền vững.

Xóa hẳn những món nợ công, giảm nợ thương mại cho các nước thu nhập thấp để phục hồi nhanh sự tiến bộ về kinh tế của họ.

Nâng cao khả năng tự cường của những nước thu nhập thấp: bãi bỏ hàng rào thương mại cho các nước này về các hàng hóa không liên quan đến môi trường, hỗ trợ và giúp ổn định giá cả hàng hóa, khuyến khích đầu tư.

Tăng cường viện trợ cho sự phát triển, tập trung giúp các nước thu nhập thấp xây dựng một xã hội và một nền kinh tế bền vững.

Nhận thức được giá trị và đẩy mạnh hoạt động của tổ chức Phi chính phủ trong nước và thế giới: IUCN (The International Union for Conservating Nature), UNEP (United Nations Environmental Program), WWF (World Wide Find for Nature) là những tổ chức bao gồm các thành viên chính phủ và phi chính phủ, đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn cầu; cần mở rộng phạm vi hoạt động, cũng như gia tăng thêm các tổ chức tương tự như vậy.

Tăng cường hệ thống Liên hiệp quốc để trở thành một lực lượng mạnh mẽ đảm bảo cho tính bền vững trên toàn cầu.

7.2. Định hướng bảo vệ môi trường Việt nam 7.2.1. Dân số

Dân số nước ta gia tăng với tỉ lệ gia tăng hằng năm là 1.2% (2000 – 2009). Mỗi năm có thêm 1 triệu nhân khẩu. Ðiều này gây một áp lực thực sự to lớn cho vấn đề sản xuất lương thực, tài nguyên và môi trường. Cho nên, nhất thiết phải giảm đà gia tăng dân số để trong vài thập niên tới dân số có thể đạt được mức ổn định.

7.2.2. Sản xuất lương thực

Trong 50 năm qua, nông nghiệp nước ta phát triển chậm về sản lượng lương thực, năng suất cây trồng và bình quân lương thực tính theo đầu người còn ở khoảng hơn 400kg, tức còn rất thấp, và là mối đe dọa thường xuyên của mọi người.

Cho nên trong thời gian tới, cần gia tăng sản lượng lương thực bằng cách giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn và kinh nghiệm sản xuất của nông dân.

Cần cân nhắc kỷ việc khai khẩn đất mới, phá rừng trồng lúa, sao cho có hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường.

7.2.3. Trồng rừng và bảo vệ sinh học

Trong mấy chục năm qua, rừng và đa dạng sinh học của nước ta bị tàn phá nghiêm trọng. Hàng năm có từ 160-200 ngàn ha rừng bị mất đi. Rừng bị mất kéo theo sự giảm đa dạng sinh học vốn rất phong phú và đa dạng. Nhiều loài đã và đang bị tuyệt chủng.

Biện pháp bảo vệ rừng và đa dạng sinh học là cấp thiết sống còn của đất nước. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp trước mắt và lâu dài như sau:

- Cấm phá rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn.

- Ổn định dân số, giảm nghèo đói cho dân vùng rừng núi và các vùng nông thôn. - Có chính sách giao đất, giao rừng bảo đảm lợi ích nông dân và lợi ích quốc gia - Trồng lại rừng và cây phân tán ở tất cả các nơi.

- Kiểm soát việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.

- Cấm các phương tiện đánh bắt có tính cách hủy diệt sự sống (chất độc, bom mìn, điện, lười diệt chủng...).

- Củng cố và mở rộng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tài nguyên.

7.2.4. Phòng chống ô nhiễm

Môi trường nước, không khí và đất đã bị ô nhiễm, có khi đến mức trầm trọng cả ở thành thị lẫn nông thôn. Rác thải, nước thải và khí thải ở các đô thị là vấn đề phức tạp nhất. Ở nông thôn, tập quán ở theo kinh rạch, không đủ điều kiện vệ sinh, lạm dụng phân bón và nông dược làm cho môi trường nông thôn cũng ô nhiễm, đặc biệt là khan hiếm nước sạch. Ðiều đáng nói là nước ta chưa có hệ thống sử lý chất thải, cho nên những thứ dơ bẩn điều vứt trực tiếp ra môi trường.

Ðể từng bước cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường cần có các biện pháp sau đây:

- Nâng cao dân trí, làm cho mọi người thấy rằng môi trường xung quanh và các công trình công cộng là của chúng ta, chớ không phải của chúng nó.

- Các tiêu chuẩn quốc gia và địa phương về chất thải phải được mọi người tuân thủ. Do đó, nhà máy, xí nghiệp phải tự giảm thiếu chất thải bằng qui trình công nghệ và xây dựng hệ thống xử lý chất thải của cơ sở.

- Khuyến khích công nghệ sạch (sử dụng phân hữu cơ thay thế một phần phân hóa học, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) ở nông thôn; công nghệ ít chất ô nhiễm trong công nghiệp...).

- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt.

7.2.5. Quản lý và qui hoạch môi trường

- Hoàn thiện chính sách và pháp luật về môi trường.

- Ban hành và hoàn thiện tiêu chuẩn môi trường và cách đánh giá tác đông môi trường.

- Ðẩy mạnh nghiên cứu về môi trường nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách, đồng thời hướng tới việc phát triển bền vững.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong việc bảo vệ và qui hoạch môi trường.

7.2.6. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ : giáo dục, đào tạo,…

- Nâng cao dân trí tổng quát và cải thiện điều kiện sống của quần chúng.

- Ðưa chương trình giáo dục về môi trường, tình yêu thiên nhiên vào các lớp học chính khóa và ngoại khóa (du khảo, tham quan).

- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.

- Ðào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và có khả năng đề xuất các ý kiến xử lý và bảo vệ môi trường.

Tất cả chương trình hành động trên có thể làm cơ sở để chúng ta phát triển, đồng thời sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường của mỗi địa phương, quốc gia và góp phần bảo vệ trái đất, cái nôi của sự sống.

7.3. Các chương trình bảo vệ môi trường Thế giới mà Việt Nam tham gia

Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên.

Công ước quốc tế có hiệu lực trọn vẹn với các nước thành viên, nhưng cũng có tác động rất lớn đối với các nước trong khu vực chưa tham gia công ước.

Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việt Nam đã tham gia các Công ước quốc tế về môi trường sau đây (ngày tham gia ở trong ngoặc):

 Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944.

 Thỏa thuận về thiết lập ủy ban nghề cá Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương, 1948.

 Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967.

 Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là

nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988).

 Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc

biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982.

 Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982).

 Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi trùng và

công việc tiêu huỷ chúng.

 Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe

dọa, 1973 (20/1/1994).

 Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991).

 Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980).

 Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột

vũ trang.

 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994).

 Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985.

 Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985 (29/9/1987).

 Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ,

1986, IAEA (29/9/1987).

 Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (26/1/1984).

 Bản bổ sung Luân đôn cho công ước, Luân đôn, 1990.

 Bản bổ sung Copenhagen, 1992.

 Thoả thuận về mang lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á - THÁI BÌNH

DƯƠNG, 1988 (2/2/1989).

 Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và

việc loại bỏ chúng (13/5/1995).

 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).

 Công ước về Ða dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).

Các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đang xem xét để tham gia bao gồm:

Công ước Quốc tế về trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969. Công ước Quốc tế liên quan tới can thiệp vào các biểu vĩ độ cao trong trường hợp thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969.

 Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác, 1971.

 Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác, 1972.

 Công ước Quốc tế về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư, 1979.

 Hiệp định ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên, 1985.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Hoàng Hưng, 2005, Con người và môi trường, NXB ĐHQG TPHCM.

[2]. Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2000, Sinh thái môi trường học cơ bản, NXB

ĐHQG TPHCM.

[3].Lê Huy Bá, 2006, Tài Nguyên Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững, NXB Khoa

Học Kỹ Thuật.

[4].Lê Văn Khoa, 2002, Khoa Học Môi Trường, NXB Giáo Dục.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CƠ SỞ KHOA HỌC KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w