Cấu trúc của các chân trên Port

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về vi điều khiển (Trang 111)

Bảng 2.2 Tên chân và chức năng các chân của Port 3

* Chân /PSEN (Program Store Enable)

/Psen là chân điều khiển đọc chương trình ở bộ nhớ ngoài, nó được nối với chân /OE để cho phép đọc các byte mã lệnh trên Rom ngoài. /Psen sẽ ở mức thấp trong thời gian đọc mã lệnh. Mã lệnh được đọc từ bộ nhớ ngoài bus dữ liệu (Port 0) thanh ghi lệnh để được giải mã.

* Chân /EA (External Access)

Tín hiệu /EA cho phép chọn bộ nhớ chương trình là bộ nhớ trong hay ngoài vi điều khiển. Neu /EA ở mức cao (nối Vcc), thì vi điều khiển thi hành chương trình trong Rom nội. Neu /EA ở mức thấp ( nối GND ) thì vi điều khiển thi hành chương trình từ bộ nhớ ngoài.

* Chân RST (Reset)

Ngõ vào RST trên chân 9 là ngõ reset của 8051. Khi tín hiệu này được đưa lên mức cao trong ít nhất 2 chu kì máy, các thanh ghi trong bộ nhớ vi điều khiển được tải những giá trị thích hợp để khởi động lại hệ thống. Quá trình này diễn ra

Mạch reset AT89S52

*Chân XTAL1, XTAL2

AT89S52 có một bộ dao động trên chip, nó thường được nối với bộ dao động thạch anh có tần số lớn nhất là 33MHz, thông thường là 12MHz. Thường có thêm hai tụ điện loại 33pF được nối với bộ dao động thạch anh.

XTAL2

XTAL1 GND

Hình 2.22 Mạch tạo dao động

Độ lớn của một chu kì máy có thể nhận được bằng cách chia tần số của bộ cộng hưởng thạch anh cho 12. Như vậy chu kì máy sẽ bằng 2 micro giây nếu tần số bộ cộng hưởng thạch anh 12MHz. Hầu hết các lệnh được thực hiện trong một chu kì máy.

Hình 2.23 Mạch tạo xung cho Vi điều khiển

* ChânVcc, GND

AT89S52 dùng nguồn một chiều có dải điện áp từ 4V đến 5,5V được cấp qua chân 40 và 20.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về vi điều khiển (Trang 111)