Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần

Một phần của tài liệu đề tài Sinh khối ở Việt Nam (Trang 32)

- Được thiết kế như downdraft thay vì O2, không khí đi vào song song nhiên liệu thì ở crossdraft là ở bên cạnh.

1 Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần

Đây là một dạng năng lượng mà nhiên liệu sinh sản ra nó không có khả năng tái sinh và vĩnh viễn mất đi. Đại diện cho nhóm này bao gồm các dạng năng lượng đến từ nhiên liệu hóa thạch và

năng lượng nguyên tử.

1.1 Năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (Fossil Fuels)

Các nguồn nhiên liệu chính cho nhóm này gồm có than, dầu và khí đốt. Các lọai nhiên liệu này hình thành thông qua sự hóa thạch của động thực vật dưới một thời gian rất dài tính trên hàng triệu năm. Chính vì vậy việc bổ sung cho loại nhiên liệu này gần như là không có, và một ngày nào đó chúng sẽ vĩnh viễn không còn để phục vụ đời sống con người. Ngoài ra, năng lượng đến từ nhiên liệu hóa thạch còn là tác nhân chính trong việc tác hại đến môi trường như làm tăng độ ấm của trái đất thông qua chất thải CO2 phát sinh từ việc đốt than, dầu và khí. Cũng như SO2

là nhân tố chính của những cơn mưa axit được hình thành từ việc đốt than. Nếu không được quan tâm đúng mức từ cơ quan quản lý và chính quyền, môi trường cục bộ địa phương cũng như trên toàn bề mặt của quả đất sẽ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, năng lượng đến từ loại nhiên liệu hóa thạch vẫn đóng góp trên 90% năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới thông qua những ứng dụng sưởi ấm, sinh hoạt, vận chuyển và phát điện. Do những đặc tính như dễ khai thác, dể sử dụng, tương đối rẻ cũng như ít nguy hiểm và dễ dàng vận chuyển, xây dựng mô hình tiêu thụ nên lọai nhiên liệu này vẫn được sử dụng nhiều nhất để phục vụ đời sống con người.

1.2 Năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử(Nuclear Power)

Năng lượng nguyên tử được sản sinh từ Uranium thông qua những quá trình phản ứng chuỗi liên kết. Một lượng nhiệt khổng lồ được sinh ra trong quá trình phân hạch của phân tử Uranium-235 được dùng để đun sôi nước. Hơi nước sinh ra ở nhiệt độ cao tạo thành luồng hơi di chuyển, tác động vào những cánh quạt của turbines để quay máy phát điện. Dòng điện được sản sinh ra và truyền tải đến người tiêu dùng để phục vụ các nhu cầu của đời sống.

Năng luợng nguyên tử có những ưu điểm như nhiên liệu sử dụng tương đối rẻ, không sản sinh ra khói và khí CO2, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra với khả năng sản sinh ra một lượng nhiệt khổng lồ nhưng chỉ tạo nên một lượng chất thải rất nhỏ nên năng lượng nguyên tử cũng được nhiều khoa học gia và chính phủ trên thế giới chú ý đến. Trên hết là khả năng sinh nhiệt của nhiên liệu nguyên tử rất ổn định, gần như là 100%.

Tuy nhiên những ưu điểm của năng lượng đến từ nhiên liệu nguyên tử vẫn chưa đủ để nó được chấp nhận ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Lượng khí thải nhỏ nhoi mà nó sinh ra trong và sau quá trình chuyển hóa sang năng lượng hữu ích như điện rất nguy hiểm và có thể tồn tại hàng trăm năm thậm chí hàng ngàn năm. Sau biến cố Three Miles Island tại Mỹ và Chernobyl tại Liên Xô cũ, chính phủ và nhân dân của nhiều nước càng lo ngại về an toàn xã hội trong việc ứng dụng điện nguyên tử. Xử lý chất thải hạt nhân và an toàn vận hành nhà máy điện là hai vấn đề khiến hơn 30 năm qua gần như không một nhà máy điện nguyên tử nào được cấp phép họat động ở các nước tiên tiến. Liệu sự cấp bách của vấn đề thiếu hụt năng lượng trên tòan thể giới và những kỹ thuật hiện đại trong việc ứng dụng an toàn nhiên liệu hạt nhân được nghiên cứu hơn ba thập kỷ qua có đưa được nguồn năng lượng này trở lại phục vụ đời sống con nguời hay không

vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Một phần của tài liệu đề tài Sinh khối ở Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)