4. Hình thức chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUÔI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
I.Mục tiêu đinh hướng phát triển của ngành nông nghiệp.
1.Mục tiêu chung
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Duy trì, chủ động và đẩy mạnh sản xuất giống; đảm bảo diện tích lúa, ngô vùng thấp; chú trọng vào tăng vụ lúa xuân, đồng thời phát triển cây ngô xuân và ngô vụ mùa và tăng vụ ngô thu đông vùng cao; bố trí cơ cấu giống, thời vụ hợp lý; đẩy mạnh thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới để nâng cao năng suất, sản lượng (Trong đó, đặc biệt quan tâm hỗ trợ thâm canh vùng trọng điểm lúa để nâng cao năng suất, sản lượng).
- Phát triển mạnh các loại rau, hoa và cây ăn quả bản địa có ưu thế đặc thù của địa phương như phát triển sản xuất rau chuyên canh trái vụ vùng cao, đào pháp, lê Tai nung, dứa, chuối... Xây dựng và phát triển thương hiệu, mở rộng các hình thức liên kết trong sản xuất, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường;
- Thực hiện đầu tư thâm canh diện tích chè hiện có, tập trung vào cải tạo tăng năng xuất, chất lượng chè. Đầu tư mở rộng trồng cây thuốc lá, đảm bảo sản xuất ổn định và lâu dài; Duy trì diện tích cây đậu tương, cây lạc, chú trọng vào thâm canh tăng năng xuất. Tập trung và tích cực triển khai trồng cây cao su, tuyên truyền vận động để người dân hiểu và tích cực tham gia, đồng thời làm tốt công tác đo đạc quy chủ, lập hồ sơ địa chính bàn giao đủ diện tích đất cho công ty cao su.
- Đẩy mạnh việc chuyển đổi và đổi mới phương thức chăn nuôi: Tập trung chỉ đạo về công tác giống, kỹ thuật, chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm theo hướng hình thành các
vùng chăn nuôi tập trung hình thức trang trại, nuôi công nghiệp, nuôi nuôi thâm canh bò; phát triển và xây dựng thương hiệu trâu Bảo Yên gắn với xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và xử lý chất thải; tăng nhanh các cây thức ăn chăn nuôi, nhất là các giống cỏ mới; chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm;
- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đa loài, đa đối tượng
(chú trọng nhiều hình thức nuôi thâm canh, bán công nghiệp); Đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá Hồi, cá tầm, tôm càng xanh, rô phi đơn tính, chép lai V1… Thực hiện tốt công tác giống, khuyến ngư, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nuôi trồng thuỷ sản phát triển an toàn dịch bệnh và bền vững.
2.Mục tiêu cụ thể
*Giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường.
-Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3-3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công nghệ.
-Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực, nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp.
-Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường sinh thái nông thôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, phòng chống thiên tai.
*Giai đoạn 2016-2020: Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, vững bền.
-Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5- 4%. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên trường quốc tế
*Định hướng
- Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt khoảng từ 2,5 - 3%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là khoảng 2,7%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 2,6%/năm bằng các giải pháp tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu phù hợp xu hướng biến đổi nhu cầu tiêu dùng theo mức tăng thu nhập của nhân dân (giảm tỷ lệ tiêu thụ lương thực, tăng rau hoa quả, tăng nông sản tiêu dùng từ cây công nghiệp, tăng cây trồng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây trồng làm nhiên liệu sinh học, nguyên liệu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dược liệu...), duy trì quy mô sản xuất lương thực hợp lý, đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực cho mức dân số ổn định tương lai. Tập trung phát triển các cây trồng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế và thị trường thế giới phát triển trong tương lai có nhu cầu (lúa, cà phê, cao su, điều, tiêu, chè, rau hoa quả nhiệt đới,…), giảm thiểu những cây trồng kém lợi thế, chấp nhận nhập khẩu với quy mô hợp lý phục vụ chế biến và nhu cầu tiêu dùng trong nước (bông, thuốc lá, rau hoa quả ôn đới, đỗ tương…).
-Phát triển chăn nuôi theo lợi thế của từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước theo hướng sản xuất tập trung công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh mức tăng trưởng của ngành chăn nuôi đạt khoảng 6 - 7% trong giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 5 - 6% trong giai đoạn 2016 - 2020 đáp ứng nhu cầu trong nước với mức thu nhập ngày càng tăng (tăng thịt đỏ, tăng gia cầm, tăng trứng sữa, tăng sản phẩm đặc sản,…), theo hướng phát triển sản xuất thâm canh công nghiệp quy mô lớn, tăng nhanh hiệu quả sản xuất, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, làm tốt công tác vệ sinh an toàn và kiểm dịch động vật. Tập trung phát triển những ngành hàng có lợi thế ở từng địa phương. Xác định rõ quy mô tự túc tối ưu và mức độ nhập khẩu cần thiết những sản phẩm mà nước ngoài có lợi thế hơn (sữa, bò, gà, sản phẩm chăn nuôi ôn đới,…) để tập trung đầu tư và phát triển công nghiệp chế biến.
-Tạo bước phát triển đột phá, tăng tỷ trọng của ngành thủy sản trong cơ cấu ngành. Tập trung phát triển nuôi trồng, nhất là nuôi thủy sản nước lợ và sau đó là nước ngọt, mở rộng nuôi trồng trên biển theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn và duy trì cân bằng sinh thái môi trường. Chuyển sang đánh bắt biển xa theo hướng khai
thác bền vững, kết hợp kinh tế - quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt khoảng 10,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và 11- 12%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo bằng các loài hải sản có giá trị thương mại cao (cá biển, tôm hùm, bào ngư,…), phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt với đối tượng nuôi chính là cá tra, rô phi đơn tính, tôm càng xanh; nuôi trồng thủy sản nước lợ chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng. Phát triển khai thác hải sản xa bờ, viễn dương, xây dựng đội tàu hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp đánh bắt với du lịch, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội tại các vùng ven biển, hải đảo… bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và cân bằng sinh thái môi trường. Tổ chức lại hệ thống nhà máy chế biến đạt trình độ công nghệ tương đương các nước phát triển, theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn, đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị gia tăng, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
-Ổn định cơ cấu rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất hiện có, thay thế các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, tạo vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh có quy mô vừa và lớn, đáp ứng tiêu chí vững bền, cung cấp phần quan trọng nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến và nhu cầu của ngành tiểu thủ công nghiệp, đưa lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế có hiệu quả cao. Cải thiện tốc độ phát triển và mở rộng tỷ trọng của ngành lâm nghiệp trong tăng trưởng ngành, phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt khoảng 3,5 - 4%, tỷ trọng GDP lâm nghiệp trong tổng GDP đạt khoảng 2 - 3%; từng bước tạo ra thu nhập từ rừng cho các đối tượng trồng và bảo vệ rừng. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ. Phát triển trồng cây phân tán phục vụ nhu cầu đa dạng ngày càng tăng. Đầu tư phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn đầu nguồn, nhạy cảm môi trường ở miền núi phía Bắc, miền Trung, ở các vùng ven biển. Củng cố, phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo tồn nguyên trạng đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái đáp ứng mục tiêu hàng đầu về môi trường và thực hiện các nhiệm vụ phối hợp như du lịch, nghiên cứu.
II.Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo ở nước ta.
1.Cải tiến đồng bộ hóa dịch vụ logistics.
*Phải đi từ chủ thể quan trọng nhất của chuỗi giá trị lúa gạo là người nông dân. Nông dân phải là người chủ trang trại gia đình sản xuất lúa gạo hàng hóa có quy mô lớn, nhờ tích tụ ruộng đất, cơ giới hóa sản xuất và áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến từ khâu giống đến quá trình canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản theo tiêu chuẩn và quy trình Global GAP. Nhờ đó, chất lượng lúa gạo được nâng cao và ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Nông dân sản xuất hàng hóa lớn phải là nông dân chuyên nghiệp, được đào tạo để trở thành những chủ trang trại lớn. Khi tham gia mối liên kết này, chỉ những nông dân sản xuất lúa gạo hàng hóa lớn mới cần và có thể giữ chữ tín trong các hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở cả đầu vào và đầu ra của sản xuất.
Các doanh nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ lúa gạo phải được trang bị công nghệ tiên tiến, đồng thời phải trở thành “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, tổ chức lại nền sản xuất của nông dân theo hướng hiện đại.
Các doanh nghiệp chế biến, bảo quản tiêu thụ lúa gạo cũng chỉ có thể và cần liên kết với các nông dân sản xuất hàng hóa lớn, tuân thủ tiêu chuẩn Global GAP. Các doanh nghiệp này không thể ký hợp đồng với hàng chục vạn hộ nông dân sản xuất nhỏ để tạo ra các cánh đồng lớn “liền đồng, cùng trà giống,khác chủ.
Trong sản xuất lúa gạo, Nhà nước và chính quyền địa phương phải có định hướng, tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân muốn xuất khẩu bền vững thì phải chú ý đến chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường sản xuất lúa thơm jas-mine hoặc gạo Homali là những loại gạo đang được thị trường ưa chuộng và có giá cả hợp lý bên cạnh đó sản xuất giống lúa IR50404 ở mức độ vừa phải (dưới 20%), từ đó người nông dân sẽ thấy được hiệu quả và lợi nhuận mang lại từ việc sản xuất các giống lúa thơm, nhận thức được sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ (xuất khẩu). Bên cạnh đó, Nhà nước và chính quyền địa phương cần có một sự đầu tư thỏa đáng cho việc tuyển chọn những giống lúa chủ lực, phù hợp với thổ những từng vùng, miền cho năng suất và giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (thấu hiểu
chiết lý “sản xuất cái mà thị trường cần”) và không nên chạy theo số lượng để có vị trí thứ nhất hay thứ hai về số lượng, đã đến lúc phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng đế có giá trị cáo vì năng suất lúa và diện tích trồng lúa không thể tăng mãi được.
Phần lớn lúa gạo được sản xuất ở quy mô nhỏ, đơn lẻ, dựa trên mô hình kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, vì vậy số lượng sản phẩm thường không lớn và phân bố không tập trung. Các doanh nghiệp chế biến gạo hiện nay nhất là các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu gạo không thể tự tổ chức các hình thức thu mua để mua được lúa nguyên liệu tại chân ruộng của nông dân (không đủ nhân lực, thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận chuyển, phơi sấy, kho bảo quản và vốn yếu, thiếu), do vậy, vai trò của thương lái rất quan trọng. Thương lái thu gom nguyên liệu từ các hộ sản xuất đơn lẻ, sau đó đem bán lại cho doanh nghiệp, hoặc các đại lý của doanh nghịêp chế biến hoặc các cơ sở xay xát chế biến nhỏ của tư nhân trong vùng.Thương lái có vai trò rất quan trọng, giúp cho nông dân, đặc biệt, nông dân ở những vùng sâu, vùng xa tiêu thụ được lúa hàng hóa, đồng thời giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Không có thương lái, các doanh nghiệp rất khó có đủ nguyên liệu đầu vào. Bản thân doanh nghiệp không thể ký hợp đồng trực tiếp tiêu thụ nông sản cho nông dân còn nông dân thì chỉ muốn bán cho các thương lái và việc mua bán với thương lái dễ dàng dàng hơn.Vì vậy cần có sự liên kết hợp lý giữa doanh nghiệp với thương lái, hàng xáo.
*Các doanh nghiệp xuất khẩu: Tính chuyên nghiệp trong hoạt động cung ứng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa cao do có biên độ dao động lớn về thời gian thực hiện các đơn hàng, dự trữ trung bình, thời gian vận chuyển... dẫn đến xác suất rủi ro giao hàng chậm rất lớn, nhất là vào mùa cao điểm xuất khẩu gạo từ tháng 2 đến tháng 5. Doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ chậm thực hiện đơn hàng đến 5%, so với các doanh nghiệp nước ngoài. Nguyên nhân cơ bản là do nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào không ổn định, không có đơn hàng xuất khẩu ổn định. Theo đó, doanh nghiệp cũng không thể có kế hoạch dự trữ cụ thể trong năm. Để khắc phục tình trạng đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:
-Chủ động để có đơn hàng dài hạn ổn định: Doanh nghiệp từng bước chuẩn hóa từng khâu trong chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu và uy tín của mình để có đơn hàng ổn định dài hạn. Trong tầm trung và dài hạn, phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần và đầu tư vào vùng nguyên liệu, công nghệ xay xát... tận dụng lợi thế vốn có của họ để thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối ở thị trường mục tiêu.
-Xây dựng hệ thống dự trữ lúa gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: Việc dự trữ và bảo quản lúa gạo trong kho của các doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà cung ứng ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn mang tính chất tạm bợ. Đa số doanh nghiệp chưa có kho được xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật bảo quản lúa gạo; thời gian bảo quản lúa gạo ngắn (1 – 3 tháng); khâu vệ sinh trong và ngoài kho kém đã tạo điều kiện cho sâu mọt dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây hại. Bảo quản lúa gạo bằng silo hiện đại luôn có chất lượng rất tốt, nhưng giá thành cao. Do vậy, hệ thống silo Trà Nóc (10.000 tấn), Cao Lãnh (48.000 tấn) và Tân Túc, Bình Chánh (12.000 tấn) đã từng được xây dựng nhưng thất bại trong giai đoạn 2000 – 2005. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm cho những thị trường gạo cao cấp đòi hỏi phải kiểm soát chất lượng không chỉ từ khâu sản xuất mà còn đòi hỏi hệ thống kho dự trữ gạo hiện đại để cung ứng gạo chất lượng đồng nhất (quality consistency, pure variety and safety). Do đó, cần phải xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo