Chính sách quản lý ngoại hố

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 26 - 30)

Ngày 6/11/2008 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định theo đó các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (SPOT) của VND với các ngoại tệ theo nguyên tắc: với USD ko được vượt quá biên độ ± 3% so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước thông báo.

Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nới lỏng quản lý đối với các giao dịch vãng lai. Với các giao dịch về vốn, dựa trên kinh nghiệm của các nước và góp ý của các tổ chức quốc tế sẽ thực hiện nới lỏng dần từng bước phù hợp với trình độ quản lý của nhà nước và phù hợp với mức độ chuyển đổi đồng VND. Nếu đồng VND được chuyển đổi hoàn toàn thì lúc đó các giao dịch về

vốn sẽ được tự do hoàn toàn. Các doanh nghiệp được phép thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, chuyển tiền một chiều

Mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Trong pháp lênh ngoại hối mà Uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành năm 2005 cũng có quy định rõ rãng về các hoạt động liên quan đến ngoại hối.

Do đó đã hạn chế được sự vô lý khi một người có tiền hợp pháp và có nhu cầu sử dụng hợp lý lại phải đi xin phép để dùng tiền của mình, khi ta đang khuyến khích dòng hàng hoá lưu chuyển, khuyến khích người nước ngoài vào nước ta làm ăn mà lại đưa ra những rào cản bất hợp lý cản trở dòng tiền hợp pháp.

III. GIẢI PHÁP

Việc thiết kế tổng thể hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ cần phải lưu ý và cân nhắc: xác định những công cụ mà chúng ta đang dùng để điều hành chính sách tiền tệ,xác lập hệ thống các công cụ đưa ra cơ chế vận hành của hệ thống. Do vậy quan trọng là phải phối hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ tạo nên một hệ thống các công cụ thực sự hợp lý và hiệu quả. Hoàn thiện các công cụ đang sử dụng, mặt khác nhanh chóng triển khai những công cụ khác nếu thấy cần thiết. Tạo nên một hệ thống các công cụ đáp ứng tốt yêu cầu thực thi chính sách tiền tệ trong điều kiện mới. Triệt để khai thác các công cụ nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tác động vào khối lượng tiền cung ứng và số nhân tiền của các tổ chức tín dụng,đồng thời là những yếu tố tác động thêm vào tỷ giá và lãi suất theo định hướng của chính sách tiền tệ.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong thực thi CSTT

đã bám sát mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự ổn định tiền tệ, ổn định hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế - nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít thách thức,đã triển

khai đồng bộ các giải pháp điều hành tiền tệ, ngân hàng với các biện pháp chủ yếu như sau:

* Rút bớt tiền từ lưu thông thông qua điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc; chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng mức ở hợp lý để kiềm chế mức tăng tổng cầu và giá tiêu dùng.

* Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, điều chỉnh tăng hợp lý các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền.

* Điều hành chính sách tỷ giá theo nguyên tắc linh hoạt và có kiểm soát, thông qua mở rộng biên độ mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ +1% lên +2% ; can thiệp trên thị trường ngoại hối, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý các hoạt động đầu cơ, kinh doanh ngoại tệ trái pháp luật trên thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại hối.

* Tăng cường hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ tái cấp vốn khác, tập trung ưu tiên vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia và cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

* Tăng cường giám sát thị trường tiền tệ, thiết lập hệ thống thông tin nhanh để đánh giá diễn biến thị trường để có biện pháp can thiệp phù hợp. Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động các TCTD, đặc biệt là các NHTM nhỏ, để chấn chỉnh việc quản trị, điều hành, việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh. Cho đến nay, hoạt động kinh doanh của các TCTD đều đảm bảo an toàn. Hầu hết các NHTM đều có hệ số an toàn vốn lớn hơn mức quy định tối thiểu.Cụ thể:

Thứ nhất, do thị trường tiền tệ đang trong giai đoạn phát triển, một số hoạt động tiền tệ còn ngoài tầm kiểm soát của NHNN nên tại thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước nên tập trung năng lực kiểm soát tiền tệ, nỗ lực đưa các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Đồng thời, phải xây dựng các điều kiện cần thiết để đến 2012, thực hiện khuôn khổ chính sách tiền tệ kiểm soát lãi suất. Qua đó, tạo dựng

hệ thống lãi suất chủ đạo và mục tiêu trung gian là lãi suất thị trường. Khi thị trường tiền tệ đã phát triển và xu hướng tự do hóa lãi suất gia tăng mạnh mẽ, Ngân hàng Nhà nước nên chuyển sang khuôn khổ chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát.

Thứ hai là, việc điều hành chính sách tiền tệ vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, vì thế đòi hỏi những nhà quản lý cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao. Để làm được điều này, không còn cách nào khác là ngoài tăng cường đào tạo mới, cần tái đào tạo cán bộ ở các lĩnh vực phân tích dự báo chỉ số kinh tế vĩ mô cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực này vào hệ thống quản trị điều hành.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng cơ chế truyền tải chính sách

tiền tệ qua các kênh, xác định mức độ tác động của chính sách tiền tệ qua các kênh và lựa chọn kênh phù hợp. Điều này có nghĩa là nâng cao nhận thức và khả năng phân tích thông tin thị trường cho các thành viên của thị trường tiền tệ, để họ có phản ứng phù hợp với xu hướng thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Điều này vô cùng quan trọng bởi lẽ, khi các thành viên của thị trường tiền tệ hoạt động tốt, phản ứng nhanh nhạy với các thay đổi thì luân chuẩn tiền tệ sẽ tốt và ít rủi ro, cơ chế tác động của chính sách tiền tệ sẽ hiệu quả và kịp thời.

Bên cạnh đó tạo lập các điều kiện thuận lợi cho thực thi chính sách tiền tệ : Đây là những giải pháp cần thiết đảm bảo cho việc thực thi CSTT với một môi trường pháp lý phù hợp với thực tế của thị trường và một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Cụ thể là:

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ:

+ Sửa đổi Luật NHNN và Luật các TCTD: Hiện nay, cơ sở pháp lý còn có nhiều bất cập cho hoạt động ngân hàng nói chung và thực thi CSTT nói riêng, trên thực tế, NHNN đang trong quá trình sửa đổi hai luật trên theo hướng tạo cho NHNN cơ sở pháp lý để đổi mới hoạt động thành một Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) hiện đại. Nhiều vấn đề cần phải sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển ngành Ngân hàng được đặt ra, như đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng thanh tra, giám sát,... Tuy nhiên, vấn đề liên quan trực tiếp đến thực thi CSTT thì Luật

phải khẳng định được một vị trí độc lập nhất định của NHNN trong hoạt động của mình. Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả trong thực thi CSTT, hiện đang được tranh luận, chưa ngã ngũ, đó là qui định mức độ độc lập của NHNN như thế nào cho phù hợp với thể chế kinh tế, chính trị, lịch sử văn hoá của Việt Nam.

Thực tế, NHTƯ các nước trên thế giới hiện nay đều có sự độc lập nhất định trong hoạt động ở 3 lĩnh vực: điều hành CSTT, giám sát các TCTD và quản trị điều hành nội bộ, tuy nhiên, mức độ độc lập là không giống nhau.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 26 - 30)