Phương pháp và trình tự nghiên cứu thị trường đầu ra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp để hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH thực phẩm Hữu Phúc (Trang 39)

I – ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHÊN CỨU VÀ DỰ BÁO NHU CẦU THỊ

1-Phương pháp và trình tự nghiên cứu thị trường đầu ra

a. Phương pháp nghiên cứu:

Thông thường nghiên cứu nhu cầu thị trường dựa trên hai phương pháp chủ yếu sau: Đó là phương pháp nghiên cứu văn phòng và phương pháp nghiên cứu hiện trường.

số liệu được thu thập từ các báo cáo thống kê - kế hoạch, thu thập thông tin từ sách báo tài liệu và phương tiện thông tin. Nhưng có nhược điểm là thiếu chính xác, do tài liệu không phản ánh được kịp thời các diễn biến của thị trường hay hiện trạng của thị trường.

Phương pháp nghiên cứu hiện trường là việc thu thập các số liệu từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng hoặc gián tiếp. Ưu điểm của phương pháp này là rất linh hoạt sát với thực tế thị trường và rất thuận tiện, có lợi cho người ra quyết định. Nhưng lại có nhược điểm là chi phí rất cao, việc tiến hành điều tra không dễ thực hiện.

Vậy giải pháp tối ưu là kết hợp đồng thời hai biện pháp này. Lấy biện pháp nghiên cứu hiện trường làm cơ sở, căn cứ cho phương pháp văn phòng. Phương pháp văn phòng chỉ là định hướng , từ đó sẽ cho kết quả nghiên cứu chính xác và mang tính lý thuyết vừa phản ánh thực tế về thị trường.

B - Trình tự nghiên cứu .

Tổ chức thu thập thông tin đầy đủ chính xác về nhu cầu sản phẩm của Công ty thông qua điều tra hiện trường, qua các hợp đồng đã ký với khách hàng, các đơn đặt hàng, nghiên cứu kỹ lượng nhu cầu sản phẩm trong các dịp lễ tết.

Sau khi đã thu thập tất cả các thông tin liên quan đến nhu cầu thị trường sản phẩm của Công ty. Các chuyên viên thị trường phải phân tích, xử lý một cách có khoa học các loại thông tin này, lựa chọn chắt lọc để tìm ra những thông tin cơ bản nhất, ý nghĩa nhất liên quan trực tiếp đến thị trường sản phẩm của Công ty.

2- Tăng cường nghiên cứu thị trường đầu vào.

Trong thời gian qua Công ty Thực Phẩm Hữu Phúc đã phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ do vậy nguồn nguyên liệu đầu vào để đáp ứng sản xuất ngày càng tăng lên cả về lượng và chất. Chính vì vậy Công ty cần tăng cường hơn nữa trong việc nghiên cứu thị trường nguyên liệu đầu vào để giải quyết vấn đề: Thoả mãn nhu cầu sản

xuất tăng lên, tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu, vật liệu cho sản xuất. Tìm được nhà cung cấp với giá nguyên vật liệu rẻ hơn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu để thực hiện được mục tiêu làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty

Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi Công ty phải làm các việc sau:

+ Tích cực tìm kiếm các nhà nhập khẩu trực tiếp, các nhà phân phối cấp 1. Hay nói cách khác làm sao giảm thiểu được càng nhiều khâu trung gian thương mại càng tốt

+ Tìm kiếm nhiều nhà cung cấp cùng một lúc bằng mọi cách để có thể có nhiều thông tin hơn về sản phẩm cũng như có thể so sánh chọn lựa những nhà cung cấp có giá ưu đãi nhất.

+ Tìm hiểu, tìm kiếm những nguyên vật liệu thay thế mà có mức giá cạnh tranh hơn.

+ Khuyến khích những người làm công tác này bằng vật chất, tinh thần như tuyên dương khen thưởng trước toàn công ty, đi du lịch .v.v đồng thời tạo ra những ràng buộc về trách nhiềm đối với công việc họ thực hiện.

+ Xây dựng đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường phải thực sự có năng lực, linh hoạt trong điều tra, xử lý thông tin thị trường về ngành thực phẩm để tránh những thông tin kém tin cậy.

II – Nắm vững và khai thác tối đa các nguồn lực, hạn chế đến mức thấp nhất những vấn đề còn tồn tại trong sản xuất để xây dựng kế thấp nhất những vấn đề còn tồn tại trong sản xuất để xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lí nhất.

1- Về máy móc thiết bị.

Cán bộ làm kế hoạch cần nắm rõ số lượng máy móc thiết bị hiện có, công suất thiết bị ra sao, trình độ sử dụng công suất thực tại của Công ty đạt tới mức nào v.v. trước khi xây dựng các kế hoạch sản xuất.

Có kế hoạch bảo dưỡng bảo trì để máy móc thiết bị luôn trong tình trạng tốt nhất, chi tiết nào có vấn đề phải xử lí ngay tránh trường hợp khi đang cần hàng gấp mà thiết bị sản xuất lại hỏng không sử dụng được

Thay những loại máy móc hiện đại hơn (các dạng máy điều khiển tự động) khi khả năng tài chính của công ty cho phép để nâng cao năng suất lao động, đồng thời giảm tỉ lệ nguyên vật liệu hỏng do nguyên nhân máy điều khiển bằng tay gây ra.

2- Về nguyên vật liệu.

Cán bộ làm kế hoạch sản xuất cần nắm rõ số lượng nguyên vật liệu tồn kho của doanh nghiệp, có hiểu biết sơ qua về các đặc tính, công dụng của các nguyên vật liệu mà công ty đang sử dụng. Cũng như thời gian các nhà cung cấp có thể đáp ứng lượng hàng cần thiết cho công ty.

Bên cạnh đó Công ty cũng nên xây dựng mối quan hệ dọc với các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu và đa dạng hoá các nguồn cung cấp để đảm bảo an toàn và có lợi nhất khi Công ty cần mua.

Cần có hệ thống nhà kho để cất trữ nguyên vât liệu, hay đơn giản chỉ là các giá hàng để cán bộ quản lý có thể sắp xếp bảo quản nguyên vật liệu sao cho hợp lí, dễ kiểm đếm để đảm bảo luôn đủ nguyên vật liệu cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cán bộ quản lý kho không phải đơn thuần là người bảo vệ, trông coi mà phải là người quản lý thực thụ, nhân viên KCS để kiểm tra nguyên vật liệu, và thường xuyên thông báo về tình hình chất lượng và số lượng của nguyên vật liệu...

Để đối phó với việc đôi khi thiếu, hàng nhà cung cấp mang đến sản phẩm không đạt chất lượng. Những lúc như thế ngay từ khâu nhập hàng phải sát sao, kiên quyết từ chối nhận những sản phẩm quá xấu. Đến khâu chế biến, người phụ trách sản xuất phải tạm gác lại những việc đang làm, theo sát quá trình công nhân làm việc, nếu cần phải hướng dẫn công nhân thay đổi quy trình thời gian chế biến cho phù hợp nguyên liệu đầu vào lần đó.

Trước mỗi dịp lễ tết (khi mà lượng nhu cầu sản phẩm tăng cao), công ty nên có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu với số lượng hợp lí để chủ động trong sản xuất.

3- Về nhân công

Như trong phần thực trạng đã phân tích, rất nhiều các vấn đề tồn tại trong chất lượng sản phẩm có liên quan mật thiết đến ý thức của công nhân lao động. Như hiện tượng châm kim sảm phẩm gây mất chân không; hay sự thiếu ý thức nghiêm túc trong lao động khi vô tình gây nhiễm khuẩn sản phẩm. Để khắc phục hiện tượng này thì ngoài việc đào tạo lại tay nghề cho những công nhân đó ra công ty nên có các biện pháp cương quyết hơn để khống chế. Như thi hành các biện pháp nhắc nhở, xử phạt khi công nhân bị phát hiện vi phạm nội quy vệ sinh khu chế biến. Phân công lại lao động, sắp xếp lại trình tự khu sản xuất để công nhân làm trong khu thịt sống và khu thịt chín tách hẳn nhau ra. Phân tỷ lệ sản phẩm hỏng, vật liệu hỏng cụ thể đến từng công nhân căn sứ theo các công đoạn sản xuất mà họ phụ trách (vì số lượng công nhân không nhiều), theo đó đề ra các chế độ khen thưởng, tuyên dương hay thưởng phạt trực tiếp bằng kinh tế.

Công ty mong muốn tạo ra một sản phẩm sạch, không dùng chất bảo quản nên hạn sử dụng quá ngắn khiến yêu cầu sản xuất và yêu cầu về bảo quản sản phẩm quá cao, gây khó khăn cho cả quá trình bán hàng khi phải mất thời gian liên tục chăn sóc khách hàng. Theo tôi công ty Hữu Phúc nên sử dụng chất bảo quản trong phạm vị nhà nước cho phép hoặc phải nghiên cứu, cải tiến công nghệ chế biến để hạn sử dụng sản phẩm dài hơn, có thể bảo quản trong môi trường bình thường thì mới khắc phục được các tình trạng trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn trong hiện tại, với đều kiện sử dụng như bây giờ, phòng kinh danh

nên tìm những khách hàng thực sự phù hợp với sản phẩm. Ngoài việc tiêu

thụ sản phẩm ở các siêu thị, hệ thống đại lí bán lẻ, các kênh phân phối để làm thương hiệu quảng bá sản phẩm (và luôn bị o ép vốn, chăm sóc đổi hàng, chiết khấu cao), công ty nên chú trọng tìm đến những nhà làm cỗ, tổ chức tiệc và đầu tư cho kênh tiêu thụ này. Vì ở kênh tiêu thụ này, khi kách hàng có nhu cầu họ mới đặt hàng, đã lấy hàng là họ sử dụng ngay nên có thể

thưởng thức hết được vị ngon của sản phẩm. Công ty không phải tiến hành đổi hàng hay bảo quản sản phẩm nhiều. Mà lượng tiêu thụ ở kênh này cũng vô cùng lớn vì thói quen cỗ bàn, hội nghị quanh năm của người Việt Nam, mà đã có cỗ bàn là phải ăn gà.

4 - Năng lực của các cán bộ quản lí

Cán bộ làm kế hoạch phải nắm vững năng lực các phòng ban, tổ chức phối hợp giữa các bộ phận trong công ty. Đối với những người phụ trách các bộ phận phải luôn báo cáo tình hình nội bộ bộ phận mình, cũng như các thông tin của thị trường bên ngoài liên quan đến sản phẩm, hay những phát hiện mới về tính năng các nguyên vật liệu, hay những kết quả nghiên cứu được. Trong quá trình thực hiện kế hoạch công ty giao, phải luôn theo sát hướng dẫn, kiểm tra để nhân viên của mình thực hiện đúng mục tiêu của tổ chức tránh lệch hướng, xa rời mục tiêu chung. Trưởng các bộ phận nên tổ chức họp định kỳ để kịp thời thông báo cho nhau những tin tức mới phát sinh liên quan đến nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

KẾT LUẬN

Việc hoàn thiện công tác kế hoạch cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Thực Phẩm Hữu Phúc là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến chính bản thân nội bộ công ty. Nó liên quan nhiều đến năng lực tài chính, kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm thương trường mà trong phạm vi đề tài này tôi không đề cập hết được.

Chương thứ nhất: Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về công tác lập kế hoạch trong doanh nghiệp, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng.

Chương thứ hai: Đề tài phản ánh thực trạng công tác kế hoạch, thực trạng chất lượng sản phẩm ở Công ty Thực Phẩm Hữu Phúc theo các bước của quá trình lập kế hoạch. Kết quả cho thấy rằng việc lập kế hoạch gặp nhiều vướng mắc do cả các yếu tố chủ quan lẫn khách quan từ đó mà gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra.

Chương thứ ba: Đưa ra một vài giải pháp để khắc phục khuyếm khuyết.

Với đề tài này, tôi hy vọng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn công tác lập kế hoạch của Công ty Hữu Phúc, để kế hoạch thực sự là một trong những công cụ quản lý giúp Công ty Thực Phẩm Hữu Phúc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể chủ động hơn trong kinh doanh vừa bám sát yêu cầu luôn đòi hỏi ngày càng cao của thị trường vừa đạt đưọc mục tiêu kinh doanh của mình.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Quang Huy - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Đồng thời tôi cũng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của các cán bộ nhân viên Công ty Thực Phẩm Hữu Phúc, đặc biệt là các anh chị trong bộ phận hành chính văn phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyển I, II. III, IV Những vấn đề cốt yếu của quản lý.

2. Giáo trình khoa học quản lý - Khoa Khoa học quản lý - Trường ĐHKTQD.

3. Giáo trình quản trị học - Khoa Khoa học quản lý - Trường ĐHKTQD.

4. Giáo trình chiến lược và kế hoạch - Khoa QTKDCN & XDCB - GS.

Nguyễn Thành Độ.

5. Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất - Khoa QTKDCN & XDCB -

Trường ĐHKTQD.

Và một số tài liệu báo chí.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp để hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH thực phẩm Hữu Phúc (Trang 39)