Công tác quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường thu hút ĐTNN khi VN gia nhập WTO (Trang 28 - 37)

3 .Thách thức trong thu hút ĐTNN 1.Nhân tố từ nội lực bên trong

3.1.3. Công tác quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém:

Công tác quản lý Nhà nước còn một số bất cập. Bên cạnh những cải tiến rõ rệt về thủ tục hành chính từ khâu hình thành, thẩm định dự án đến khâu thực hiện dự án, những quy định về thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực như xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan, đất đai.... còn rất phức tạp, gây phiền hà và làm nản lòng các nhà đầu tư. Trong một thời gian dài, việc quản lý quá tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau giấy phép là khâu quyết định thành bại của dự án. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước không nắm vững tình hình và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước thiếu chặt chẽ, nhiều cơ quan có xu hướng muốn mở rộng quyền lực nhưng lại né tránh trách nhiệm.

Thủ tục hành chính là một trong những cản trở làm tăng chi phí và làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi có giấy phép đầu tư các nhà đầu tư còn phải xin rất nhiều các loại giấy phép khác mới được triển khai dự án. Việt Nam chưa có cơ quan dịch vụ tư vấn đầu tư miễn phí như ở các nước. Các thủ tục về địa chính, về thuế, những quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... thường xuyên thay đổi, không nhất quán và chồng chéo gây hoài nghi cho các nhà đầu tư nước ngoài về chính sách và luật pháp của Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp để cải cách hành chính nhưng bộ máy hành chính Nhà nước ở Việt Nam vẫn bị các tổ chức quốc tế đánh giá thấp.

Việc thực thi pháp luật, chính sách chưa nghiêm. Hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực chưa bị chặn đứng; tình trạng thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, phiền hà, hiện tượng hình sự hoá các quan hệ kinh tế có xu hướng tăng lên, nạn tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả chậm được khắc phục... Những vấn đề trên đã làm biến dạng chính sách, làm xấu thêm môi trường đầu tư. Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều sơ hở để một số đối tác nước ngoài lợi dụng như nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra để thu lời bất chính, đưa thiết bị cũ, lạc hậu vào nền kinh tế, gian lận thương mại.

Tự do hoá FDI sẽ dẫn đến những khó khăn cho Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước thành viên ASEAN trong thu hút FDI.

• Lý do thứ nhất là vì chế độ FDI của Việt Nam tuy đã được điều chỉnh nhiều lần theo hướng tự do hoá nhưng vẫn còn nhiều rào cản và so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới mức độ tự do hoá FDI của Việt Nam chưa cao. Theo kết quả nghiên cứu về tự do hoá đầu tư của các nước APEC của Chiang Rai (Nhật Bản), Việt Nam có được mức độ các rào cản đối với FDI đứng thứ 7 trong tổng số 19 nước được nghiên cứu.

• Lý do thứ hai là vì ngay cả khi môi trường luật pháp, chính sách FDI của Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước khác thì nhiều yếu tố khác của môi trường FDI của Việt Nam như cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp phụ trợ... vẫn còn kém sức hấp dẫn so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Gia nhập WTO sẽ tạo ra một mặt bằng pháp lý chung trong khu vực để điều chỉnh FDI. Việc tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi sẽ khiến cho các nhà đầu tư thay vì đầu tư vào một nước để chiếm lĩnh thị trường nước này, có thể đầu tư mới hoặc mở rộng cơ sở đầu tư đã có ở một quốc gia khác trong khu vực thuận lợi hơn để xuất khẩu hàng hoá sang nước kia mà vẫn được hưởng các ưu đãi về đầu tư. Điều này sẽ làm cho luồng vốn FDI vào khu vực tăng song lại mất tính chất đồng đều giữa các quốc gia khi thu hút FDI.

Trên thực tế, Việt Nam nằm trong khu vực hầu hết các nước đều cạnh tranh gay gắt để thu hút FDI. Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar,....đang nỗ lực cải thiện môi trường FDI. Đặc biệt, do rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á về vai trò tích cực của FDI so với đầu tư chứng khoán và vay thương mại, các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, Trung Quốc nhanh chóng điều chỉnh chính sách thu hút FDI theo hướng ngày càng tự do hơn nhằm tăng sức hấp dẫn đối với dòng vốn này. Trong khi đó, mặc dù năm 2004 thu hút được 4,2 tỷ USD vốn FDI, mức cao nhất trong 7 năm gần đây, nhưng xét về sức hấp dẫn đối với FDI Việt Nam chỉ đứng thứ ba trong ASEAN và đứng thứ 75 trong số 140 nền kinh tế thế giới.

Việt Nam có một số lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI nhưng các lợi thế này lại thuộc cấp thấp (lợi thế tĩnh: tài nguyên tự nhiên không có khả năng tái sinh, tiền lương thấp, tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề cao còn hạn chế). Trong khi đó, nhiều nước đã chú trọng và chuẩn bị cho mình các lợi thế cạnh tranh cấp cao (lợi thế động: vốn lớn, công nghệ hiện đại, người lao động có chuyên môn cao, dịch vụ tốt...). Ngoài các lợi thế trên, môi trường FDI ở Việt Nam bị đánh

giá là kém sức hấp dẫn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do có nhiều rủi ro, chi phí đầu tư cao, hệ thống tài chính - ngân hàng chưa hoàn thiện, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, cân đối ngoại tệ còn nhiều vướng mắc, kết cấu hạ tầng chưa phát triển, thủ tục sau giấy phép còn nhiều phiền hà, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chững lại, lợi thế so sánh về chi phí lao động rẻ, chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm hạ đang mất dần, dân số đông nhưng sức mua thấp, quy mô thị trường nhỏ bé, có những ràng buộc về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm, tự cân đối ngoại tệ.

Có thể minh chứng cho nhận định trên qua việc so sánh giữa môi trưòng đầu tư của các nước ASEAN và của Việt Nam.

Bảng 2.6 cho thấy cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn kém so với các nước ASEAN, đây là một bất lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI.

BẢNG 3: So sánh cơ sở hạ tầng của các nước trong ASEAN

Nước Sân bay Cảng

biển Giao thông Điện lực Viễn thông Bình quân Singapore 4,9 4,9 4,6 4,4 4,7 4,7 Brunei 3,3 3,0 3,3 3,6 3,5 3,3 Malaysia 3,1 3,1 2,7 2,6 3,2 2,9 Thái Lan 3,1 2,5 1,6 2,7 3,0 2,6 Philippin 2,3 2,4 1,9 2,2 2,7 2,3 Indonesia 3,0 2,4 2,3 2,6 2,7 2,6 Việt Nam 1,9 2,0 1,9 1,9 2,2 2,0 Myanmar 1,6 1,5 1,6 1,4 1,4 1,5 Lào 1,5 1,5 1,7 1,5 1,5 Campuchia 1,6 1,5 1,8 1,4 1,4 1,5 Xếp hạng: Điểm 5 là cao nhất http://news.cens.com

Số liệu trong bảng trên được tính toán trên cơ sở phân tích các yếu tố của môi trường đầu tư về cơ sở hạ tầng, các điều kiện luật pháp, chính sách với thang điểm từ 1-5.

Như vậy, khi thực hiện các cam kết trong khuôn khổ, Việt Nam sẽ phải mở cửa hầu hết các lĩnh vực, dành NT cho các nhà đầu tư nước ngoài, không còn duy trì chính sách bảo hộ sản xuất trong nước nữa. Khi đó nếu kinh tế, công nghệ và các yếu tố khác của môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn yếu kém hoặc chậm

được cải thiện như đã phân tích thì Việt Nam sẽ không thu hút được nhiều vốn FDI.

3.1.5.Biến VN thành nơi tiếp nhận các công nghệ thấp từ các nước đang phát triển

Ngày nay, các nước đang phát triển rất tích cực đầu tư ra nước ngoài. Hội nhập đầu tư quốc tế theo xu thế tự do hoá FDI sẽ tạo thuận lợi cho các nước trong đó có các nước đang phát triển đầu tư vào Việt Nam. Dòng vốn FDI từ nhiều nước đang phát triển thường đi kèm với các công nghệ lạc hậu mà các nước này trước đây đã tiếp nhận từ các nước phát triển hơn và nay để đổi mới công nghệ nhưng vẫn khai thác được các công nghệ cũ, các nước này thường tìm cách chuyển giao sang các nước có trình độ phát triển kém hơn. Vì vậy nếu quản lý không tốt, Việt Nam có thể trở thành nơi tiếp thu những công nghệ lạc hậu của các nước đang phát triển khác. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, khiến khoảng cách giữa Việt Nam và các nước sẽ ngày càng xa hơn. Thực tiễn thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy thách thức này không dễ vượt qua. Do trình độ của cán bộ quản lý, trình độ của các kỹ sư, kỹ thuật viên còn kém, chưa được tiếp xúc nhiều với các công nghệ tiên tiến, chưa được cập nhật thường xuyên nên trong thời gian vừa qua Việt Nam đã tiếp nhận nhiều công nghệ lạc hậu trên thế giới thông qua FDI. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và làm chậm lại quá trình CNH – HĐH đất nước.

3.1.6.Nguy cơ mất thị phần thị trường:

Doanh nghiệp FDI có cơ hội thúc đẩy bán hàng vào trong nước và xuất khẩu vào thị trường các nước thành viên WTO. Nhờ tư cách thành viên của WTO, thị trường xuất khẩu được mở rộng, không gian thương mại được mở rộng. Tuy nhiên, ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, đương nhiên các thành viên WTO cũng có thêm một thị trường mới và các thành viên này cũng có cơ hội thúc đẩy bán hàng, xuất khẩu hàng hoá của họ vào Việt Nam.

Thứ nhất, khi Việt nam gia nhập WTO, nhờ tư cách thành viên của WTO, thị trường xuất khẩu được mở rộng, không gian thương mại cũng được mở rộng. Ngược lại, khi Việt Nam gia nhập WTO, đương nhiên các thành viên WTO cũng có thêm một thị trường mới và các thành viên này cũng có cơ hội thúc đẩy bán hàng, xuất khẩu hàng hoá của họ vào Việt Nam.

Thứ hai, khi gia nhập WTO, việc đầu tiên Việt Nam (cũng như bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào muốn gia nhập WTO) phải làm chính là đàm phán với các thành viên của WTO về cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá của các thành viên WTO thâm nhập vào.

Để thực hiện các cam kết khi đàm phán gia nhập WTO, hàng rào thuế quan phải hạ thấp xuống, đồng thời các biện pháp phi thuế quan như cấm nhập, hạn chế số lượng nhập khẩu, quy định phải có giấy phép... cũng không được áp dụng nữa. Lúc này, thị trường được “mở cửa”, doanh nghiệp nước ngoài được tự do tham gia buôn bán, cung cấp hàng hoá. Hàng hoá từ các nước khác sẽ vào Việt Nam dễ dàng. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp FDI trong nước sẽ lâm vào tình trạng bị cạnh tranh bởi thị trường sẽ có thêm nhiều người cung cấp hàng hoá, dịch vụ với sức cạnh tranh mạnh mẽ. Song điều đáng nói ở đây chính là những nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ nước ngoài, họ thường có tiềm lực tài chính mạnh hơn, có hàng hoá chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp thị hiếu hơn, có công nghệ phân phối, tiếp thị tốt hơn. Do đó, trong cuộc cạnh tranh để cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng, doanh nghiệp nước ngoài có sức mạnh hơn sẽ dễ “thắng” được các doanh nghiệp FDI trong nước. Từ đó, nguy cơ bị mất thị phần, mất thị trường trong nước. Tình trạng này xảy ra sớm muộn, xảy ra phổ biến hay không tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh, chống đỡ của doanh nghiệp FDI.

3.1.7.Công tác xúc tiến đầu tư còn kém hiệu quả:

Trong một vài năm qua, Việt Nam đã tổ chức nhiều diễn đàn giữa doanh nghiệp và Chính phủ, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Mặc dù Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để thu hút khối lượng lớn FDI phục vụ công nghiệp hoá song số lượng các dự án, vốn đăng ký và vốn triển khai vẫn tương đối nhỏ và lên xuống hàng năm.

Sở dĩ như vậy là do việc thu hút FDI của Việt Nam có hai tồn tại sau:

3.1.7.1.Tuyên bố định vị không ràng :

Việt Nam đang định vị là điểm tiếp nhận FDI như thế nào? Câu hỏi này chưa được trả lời rõ ràng. Việt Nam muốn trở thành quốc gia phân tán rủi ro khi nhà đầu tư đã đầu tư vào Trung Quốc? Việt Nam muốn là cơ sở sản xuất chi phí thấp nhất ASEAN? Việt Nam muốn là quốc gia có chính sách thu hút FDI ổn định nhất ASEAN? Việt Nam sẽ là địa bàn có tỷ lệ lợi nhuận biên cao nhất thế giới?

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt yếu tố sau như là điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài: (i) ổn định chính trị; (ii) ổn định kinh tế vĩ mô; (iii) vị trí địa lý lý tưởng; (iv) nguồn nhân lực trẻ và có kỹ năng; (v) mức lương công nhân cạnh tranh (60-70% của Thái Lan, 18% của Singapore và 3-5% của Nhật Bản); (vi) kích cỡ thị trường triển vọng với dân số lớn và thu nhập đang tăng; (vii) hệ thống pháp lý được cải cách theo hướng hội nhập quốc tế; (viii) chi phí kinh doanh đang được giảm; (ix) thuế thu nhập doanh nghiệp thấp và miễn thuế

nhập khẩu; (x) cho phép nhiều hình thức đầu tư; (xi) xoá bỏ kiểm soát ngoại hối; (xii) đang nỗ lực thực hiện hệ thống một giá và (xiii) mở rộng ngành đầu tư cho các dự án FDI. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc chọn ra một hoặc hai yếu tố hấp dẫn chính, câu trả lời thường khác nhau giữa các cơ quan và các cá nhân

3.1.7.2.Các chương trình xúc tiến và truyền thông còn kém hiệu quả

Trước năm 2003, công tác xúc tiến FDI của Việt Nam còn hạn chế, Bộ Kế hoạch và đầu tư sử dụng các biện pháp sau: (i) danh mục các dự án kêu gọi FDI (dự án UNIDO); (ii) hội nghị xúc tiến FDI tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; (iii) hội thảo ở nước ngoài; (iv) sách hướng dẫn (thủ tục pháp lý, giới thiệu về Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư SCCI,...); (v) một cuốn băng video sử dụng ở các hội thảo xúc tiến FDI và gửi tặng nhà đầu tư ; và hợp tác với các doanh nghiệp FDI để tổ chức hội thảo, hội nghị với các nhà đầu tư tiềm năng trong năm 2000.

Chính phủ Việt Nam đã nhìn thấy những điểm yếu trong việc thu hút FDI của mình là: (i) thiếu một quy hoạch cho việc thu hút FDI; (ii) danh mục các dự án kêu gọi đầu tư không phù hợp với nhu cầu và quan tâm của nhà đầu tư; (iii) các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài kém hiệu quả; (iv) tài liệu truyền thông không đầy đủ; và (v) không cập nhật các thông tin trực tuyến.

Các nhà đầu tư tiềm năng đang nghe những thông điệp không thống nhất từ các phái đoàn vận động đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như của các địa phương. Vấn đề tồn tại khi thiết lập một phái đoàn quốc gia đó là đại diện của tỉnh có ít cơ hội phát biểu. Thậm chí việc chia nhỏ nhóm làm việc cũng không hoàn toàn giải quyết được hạn chế này. Thành phần của đoàn làm việc cũng là một vấn đề. Thành phần của các đoàn địa phương thường bao gồm Chủ tịch hay Phó Chủ tịch tỉnh và đại diện từ Văn phòng Uỷ ban, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, ....Một số thành viên không thực sự hiểu rõ vai trò của mình trong công tác xúc tiến đầu tư. Khi hội nghị, hội thảo kết thúc, một trong những công việc cần thiết phải thực hiện là các hoạt động sau hội thảo nhằm tiếp tục tìm hiểu và kích thích nhu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng. Trên thực tế, các phái đoàn Việt Nam thường cung cấp danh thiếp và địa chỉ liên lạc sau mỗi kỳ gặp mặt song ai là người trực tiếp chủ động liên lạc lại và trợ giúp các nhà đầu tư thì chưa rõ ràng.

Hơn nữa, do thiếu thông tin về nhà đầu tư, các phái đoàn Việt Nam thường có xu hướng trình bày nhiều về các thông tin không hữu ích và cung cấp ít các

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường thu hút ĐTNN khi VN gia nhập WTO (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w