Quản lyrủi ro trong các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (Trang 29 - 31)

Tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất trong các ngân hàng thương mại. Điều đó giải thích tại sao rủi ro tín dụng là mối quan tâm hàng đầu các tổ chức tín dụng này. Bên cạnh nhưng tiến bộ đạt được trong một vài năm trở lại đây, vấn đề quản lyrủi ro tài chính trong các ngân hàng thương mại vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế sau :

Đối với tổ chức tín dụng, việc quản lí còn chưa đồng bộ, chưa có chiến lược rõ ràng. Nội cung chủ yếu trong quản lí rủi ro tín dụng là phòng ngừa ở phạm vi từng khoản vay mà chưa có chiến lược quản ly danh mục các khoản vay. Đối với từng tài khoản vay, biện pháp phòng ngừa rủi ro chỉ mang tính định tính. Trong các ngân hàng thương mại chưa có ngân hàng nào thực hiện hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng. Vì thế không lượng hoá được mức độ rủi ro.

Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng được áp dụng nhiều nhất hiện nay là yêu cầu tài sản thế chấp và việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro dưa trên cơ sở phân loại (đinh tính) các khoản vay

Về cơ cấu tổ chức quản lí rủi ro, nhìn chung các ngân hàng chưa có bộ máy chuyên trách để quản lí rủi ro. Tuy nhiên, hoạt động của bộ phận

kiểm soát nội bộ về bản chất không phải là thực hiện công tác quản kí rủi ro mà là giám sát việc thực hiện các quy định kinh doanh của ngân hàng.

Trong mỗi ngân hàng có một bộ phận (Phòng quản lí tín dụng) làm nhiệm vụ quản lí rủi ro tín dụng. Bộ phận này quản lí rủi ro thông qua việc soạn thảo các văn bản chế độ cho vay, trong đó mới chỉ chú trọng điều kiện cho mon vay. Các điều kiện này hiện nay chỉ đủ để dảm bảo lựa chọn một khoản cho vay an toàn.

Các quy định chủ yếu quản lí rủi ro tín dụng là: tổ chức hội đồng tín dụng, phân mức phán quyết cho chi nhánh, phân vùng đầu tư cho chi nhánh.

Khâu yếu nhất trong quản lí rủi ro là thông tin. Hệ thống thông tin ngân hàng hiện nay chưa đầy đủ, thiếu chính sác và không kịp thời. Đa phần các thông tin được báo cáo bằng mẫu biểu nên rất khó sự dụng phân tích.

Thông tin về cơ cấu tài sản hiện chưa cho phép áp dụng các biện pháp quản lí tài sản nợ có, chưa phân loại được tài sản theo kì hạn.

Ngoài rủi ro tind dụng là quan trọng bậc nhất hiện nay đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng tập trung một phần nào đó rủi ro tỉ giá trong các hợp đồng kì hạn (forward), hợp đồng tương lai (future) và hợp đồng sawp. Tuy nhiên, thời gian ngần đây (kể từ năm 2000) các ngân hàng bắt đầu thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường nên rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản trơ nên quan trọng.

Triển vọng : Hiện các ngân hàng thương mại đang xây dựng bộ máy quản lí rủi ro, đứng đầu là Hội đồng quản lí rủi ro, Ban quản lí tài sản nợ có, nhóm giúp việc cho ban quản lí tài sản nợ có. Các ngân hàng nói chung đã chuẩn bị xong khâu chuẩn bị về mặt nhân sự. Nhưng còn phải làm rất nhiều khâu : đào tạo, xây dựng quy trình và quy chế hoạt động, mua phân mền kĩ thuật, cải tiến hệ thống hoạch toán.

Chương 6 : Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro

Rủi ro tín dụng thường thể hiện dưới một số hình thức : rủi ro về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, nhưng khoản tín dụng không có khả năng thu hồi do khách hàng không trả được nợ, nợ quá hạn,… Đặc biệt rủi ro tín dụng ngân hàng thường tập trung ở sự yếu kém của khách hàng kinh doanh bị thua lỗ, lừa đảo, yếu kém về trình độ quản lí của ngân hàng, của cán bộ nhân viên tín dụng ngân hàng, mặc khác khi quyết định những khoản cho vay không tuân thủ các nguyên tắc chế độ tín dụng mà ngân hàng Nhà nước quy định. Cho vay, không tôn trọng các chế độ an toàn, gây nên chất lượng tín dụng kém hiệu qủa là hệ qủa tất yếu đưa đến rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Xuất phát từ một số nguyên nhân của rủi ro tín dụng hoạt động ngân hàng nên trên, ta rút ra một số biên pháp sau :

Một phần của tài liệu Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w