Tình hình dịch bệnh của lợn

Một phần của tài liệu điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại trung tâm nghiên cứu (Trang 32)

Nhìn chung, do sử dụng vacxin nhập ngoại có mức độ bảo hộ cao, công tác phòng bệnh chặt chẽ, phòng được nhiều bệnh nên các bệnh được tiêm phòng hầu như không xảy ra. Các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy vẫn thường xuyên xảy ra hàng năm nhưng với tỷ lệ thấp và khả năng điều trị khỏi cao. Đạt được kết quả này là do đội ngũ công nhân viên, đặc biệt là các cán bộ thú y sớm phát hiện và điều trị kịp thời khi bệnh còn ở mức độ chưa trầm trọng với các loại thuốc có tác dụng như Enrovet 5% và 10% điều trị tiêu chảy, Ampidexalone đặc

trị viêm dạ dày – ruột và các bệnh đường hô hấp, OTC- vet điều trị viêm đường sinh dục, Tylan 200 điều trị viêm phổi…

Mặc dù vấn đề phòng bệnh luôn luôn được quan tâm nhưng vẫn có một tỷ lệ lợn mắc một số bệnh: tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm da, viêm đường sinh dục, bại liệt… một số bệnh này phát ra có tính theo mùa và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp. Trong quá trình thực tập tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh trong 3 năm 2007, 2008, 2009 của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh của lợn con sơ sinh được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con theo mẹ tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

Tên bệnh

Năm theo dõi Năm 2007 (n = 9262) Năm 2008 (n = 5823) Năm 2009 (n = 4749) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Tiêu chảy 1277 13,8 757 13,9 651 13,7 Viêm phổi 407 4,4 244 4,2 209 4,4 Các bệnh khác 152 1,6 81 1,4 72 1,5 Tổng 1836 19,8 1082 18,6 932 19,6

(Nguồn: Phòng Thú y thuộc Trung tâm)

Qua bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn con theo mẹ có xu hướng giảm. Tỷ lệ mắc bệnh qua các năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là 19,8%; 18,6%; 19,6% điều đó cho thấy công tác phòng và trị bệnh tương đối tốt và hiệu quả.

Hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con theo mẹ qua các năm: năm 2007 là 1277/9262 chiếm tỷ lệ 13,8%, năm 2008 là 757/5823 chiếm 13,9%, năm 2009

là 651/4749 chiếm 13,7%.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn con ngoài nguyên nhân nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nội khoa còn phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, quy trình khai thác và sử dụng, thời tiết khí hậu và vệ sinh chuồng trại (Hồ Văn Nam, 1994). Do đó ở những trại mà các yếu tố gây tiêu chảy rộng thì tỷ lệ tiêu chảy cũng sẽ cao. Hiệu quả điều trị bệnh cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự can thiệp đúng và kịp thời của cán bộ thú y.

Bệnh viêm phổi hằng năm vẫn xảy ra nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều so với bệnh tiêu chảy. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi trong 3 năm gần đây có giảm nhưng không đáng kể, năm 2007 là 407 con chiếm tỷ lệ 4,4%; năm 2008 là 244 con chiếm 4,2%; năm 2009 là 209 con chiếm 4,4%. Bệnh viêm phổi thường gặp ở lợn hậu bị, lợn nái, ở lợn con theo mẹ thấp. Thực tế, Trung tâm có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở lợn con theo mẹ thấp là do chế độ chăm sóc và vệ sinh thú y tốt hơn, lợn con ít bị tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh do đưa từ ngoài vào qua khẩu phần ăn mà đây là nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh. Đồng thời, Trung tâm đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc lịch tiêm phòng bệnh Mycoplasma cho lợn con, tiêm 2 lần cho lợn con vào 10 và 25 ngày tuổi, với liều tiêm mỗi lần là 1 ml/con.

Ngoài ra một số bệnh như viêm da, ghẻ, viêm khớp, sốt… vẫn xảy ra nhưng với tỷ lệ thấp chúng tôi đưa vào nhóm các bệnh khác. Tỷ lệ mắc bệnh năm 2007 là 1,6%; năm 2008 là 1,4%; năm 2009 là 1,5%. Các bệnh này điều trị kịp thời thì kết quả khỏi bệnh cũng rất cao. Ngược lại nếu bệnh không được điều trị sớm thì bệnh sẽ trở lên trầm trọng hơn, do đó làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn con, lợn còi cọc chậm lớn, chi phí thú y cao.

Như vậy qua 3 năm 2007, 2008, 2009 tỷ lệ lợn con mắc bệnh của Trung tâm tương đối thấp. Điều đó cho thấy sự đóng góp của công tác tiêm phòng, công tác vệ sinh phòng bệnh hiệu quả. Những năm gần đây các bệnh thông thường xảy ra ở lợn con là tiêu chảy, viêm da, viêm phổi… trong đó hội chứng tiêu chảy ở

lợn con chiếm tỷ lệ cao nhất, vì vậy cần quan tâm hơn nữa tới bệnh này.

Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi qua các năm 2007, 2008, 2009 được biểu diễn bằng biểu đồ 4.1.

13.8 4.4 1.6 13.9 4.2 1.4 13.7 4.4 1.5 0 2 4 6 8 10 12 14 Tỷ lệ (%) 2007 2008 2009 Năm Tiêu chảy Viêm phổi Các bệnh khác

Biểu đồ 4.1: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con từ sơ sinh đế 21 ngày tuổi qua các năm

Một phần của tài liệu điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại trung tâm nghiên cứu (Trang 32)