Tính toán đường ống chính

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp cơ điện tử Hệ Thống Tưới Cây Tự Động theo độ ẩm (Trang 32)

Đường ống chính tải nước tưới đến từng khu tưới và cho cả vùng tưới, do đó, ta phải tính toán được chiều dài và đường kính ống phù hợp và cả áp lực để chọn loại ống phù hợp (lớn quá sinh thừa tốn tiền, ống nhỏ quá không cung cấp đủ nước cho khu tưới, ống dởm quá sẽ bị xé vỡ gây tốn kém...) .

Ngoài ra, ta cần tính vị trí lắp đặt đường ống chính và chuyển họa nó lên bản vẽ. Thông thường nếu khu tưới có địa hình thấp dần thì ta bố trí đường ống chính đi theo cạnh có cao độ lớn nhất của khu tưới, nhờ đó khi xả nước ra khỏi

đường ống chính, nước sẽ có khuynh hướng chảy từ nơi cao đến nơi thấp. Như

vậy sẽ có lợi về năng lượng.

Nếu đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng nhô cao ở giữa thì nên bố trí

đường ống chạy dọc theo các đỉnh cao xuyên qua vùng đất để chia nước tưới về

28 + Tính chiều dài đường ống chính:

Dùng thước kẻ ly đo tổng chiều dài đường ống chính trên bản vẽ, nhân với tỷ lệ bản vẽ để xác định tổng chiều dài thực của đường ống chính.( Sử dụng máy vi tính và phần mềm Auto CAD hoặc các phần mềm chuyên).

+ Tính toán đường kính của đường ống chính:

Để tính toán được kích thước của đường ống chính ta cần xác định tổng nhu cầu nước tưới cho một lần tưới cho khu tưới lớn nhất của vùng tưới.

Trong ngành nước có công thức thông dụng để tính toán đường kính ống như sau:

Q=S.v

Với Q: lưu lượng dòng nước chảy qua ống (m3/s).

S: tiết diện đường ống = R2 *Pi (R là bán kính đường ống, Pi=3,1416) v: Vận tốc nước chảy trong ống (m/s).

Vận tốc nước chảy trong ống theo quy phạm không được vượt quá 3m/s vận tốc nước chảy trong ống quá lớn sẽ xé vở đường ống, nhưng vận tốc nước chảy quá nhỏ thì đường kính ống phải lớn gây tốn kém), trong hệ thống tưới nông nghiệp ta thường chọn vận tốc chảy trong ống từ 0,5 đến 1 m/s.Vận tốc kinh nghiệm thường áp dụng là 1m/s.

Nhìn chung, quan hệ giữa đường kính ống, vận tốc nước chảy trong ống và thời gian tưới là bài toán kinh tế, người thiết kế phải cân nhắc sao cho lợi ích kinh tế mang lại là tối ưu nhất.

29 + Xác định công suất và chọn máy bơm:

Các máy bơm thông thường 1,5 HP thường có công suất (ghi trên nhãn) là từ 15-36 m3/giờ. Nhìn chung, loại máy bơm có cùng công suất tiêu thụ điện năng, nếu công suất bơm thấp thì có khả năng đưa nước lên cao hơn và ngược lại.

Căn cứ vào chiều cao cột nước (tính từ đáy giếng hoặc đáy hồ - nơi đặt đầu Pin, đến nơi nước bơm lên cao nhất ) để chọn loại máy bơm phù hợp.

Như bài toán cụ thể trên đây, nếu cột nước <5 m, ta có thể chọn máy bơm loại 1,5 HP; công suất tưới từ 25-35 m3/giờ là phù hợp, vì khi sử dụng trong thực tế, ta có thể điều chỉnh tăng, giảm thời gian tưới chút ít để trượng nước tưới đảm bảo yêu cầu của mình. Nếu cột nước tưới cao hơn và khu tưới không lớn ta chọn máy bơm có công suất nhỏ hơn và ngược lại.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp cơ điện tử Hệ Thống Tưới Cây Tự Động theo độ ẩm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)