Triệu chứng của bệnh nhân theo tiêu chuẩn ARA

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nữ lupus ban đỏ hệ thống tại khoa dị ứng- bệnh viện bạch mai (Trang 30)

4.2.1.1. Biểu hiện ở da và niêm mạc

 Ban đỏ hình cánh bướm:

Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt chiếm tỷ lệ rất cao 73,2% (bảng 6). Đây là triệu chứng chính mà bệnh nhân dễ nhận thấy để đi khám bệnh. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ của Aydintug(56%), Andrade R M (55,6%) ([21], [22]). Do ở Việt Nam ý thức chăm sóc sức khỏe, hiểu biết về bệnh của người dân còn thấp, điều kiện chẩn đoán sớm bằng các loại xét nghiệm chưa cho phép như ở nước ngoài do đó khi bệnh nhân đến khám bệnh các triệu chứng lâm sàng cao hơn ở nước ngoài.

Trong nghiên cứu nam SLE của Nguyễn Thị Thanh Hà (2010) tỷ lệ ban đỏ hình cánh bướm chiếm 75,9%, tỷ lệ này cho thấy không có sự khác biệt xuất hiện triệu chứng ban đỏ hình cánh bướm ở nam và nữ. ([11])

 Ban dạng đĩa:

Không gặp ban dạng đĩa ở 82 bệnh nhân nữ bị SLE trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 6). Trong khi tỷ lệ này của Aydintug là 25%, Nguyễn Ngọc Anh (2010) là 15,7% ([5], [11]). Có thể lý giải hiện tượng này là do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu và số lượng bệnh nhân.

Thêm vào đó những biểu hiện về da không chỉ là mối quan tâm của ngành dị ứng mà còn của cả chuyên ngành da liễu nên bệnh nhân có thể đi khám da liễu vì biểu hiện nêu trên.

 Nhạy cảm với ánh sáng:

Số bệnh nhân nhạy cảm ánh sáng chiếm tỷ lệ 30,5% (bảng 6). Kết quả này thấp hơn ở nghiên cứu của một số tác giả như Bùi Thị Hạnh (2009) là 75%, vẫn cao hơn so với nam SLE trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà (11,6%). ([11], [12]).

Tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn có thể do bệnh nhân tới khoa Da liễu vì mối quan tâm tới các triệu chứng về da.

 Loét miệng:

Biểu hiện loét miệng gặp ở 19,5% số bệnh nhân. Tỷ lệ này cũng gần sát với tỷ lệ loét miệng nghiên cứu chung ở những bệnh nhân bị SLE của mốt số tác giả khác như Lê Thị Phương Huệ (21%), Nguyễn Thu Minh (18,7%) và cũng sát với nghiên cứu ở nam SLE của Nguyễn Thị Thanh Hà (19,6%) ([9], [11], [14]).

4.2.1.2. Biểu hiện khớp

Biểu hiện viêm khớp chiếm tỷ lệ cao 75,6% với đặc điểm sưng đau trên 2khớp vừa và nhỏ khụng kốm ăn mòn và phá hủy xương. Kết quả này tương tự như nhiều nghiên cứu chung về bệnh nhân SLE của nhiều tác giả như Nguyễn Thu Minh 76,6%, Hoàng Châm Anh 78,6%, và ở nam SLE trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà (77,7%) ([4], [11], [15]).

Tuy nhiên một số nghiên cứu trong và ngoài nước có sự chênh lệch đáng kể, có thể giải thích do giai đoạn đầu của bệnh, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và phát hiện SLE ở trung tâm Cơ xương khớp là rất cao.

4.2.1.3. Tràn dịch các màng

Triệu chứng về tràn dịch các màng trong nghiên cứu của chúng tôi gặp ở màng bụng, màng phổi, màng tim. Tràn dịch chủ yếu được phát hiện chủ yếu qua siêu âm, đặc điểm tràn dịch ở bệnh nhân trong nghiên cứu này là tràn dịch số lượng ít, chưa gây biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ gây biểu hiện ở mức độ nhẹ: tức ngực, khó thở nhẹ, ho khi thay đổi tư thế...

Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện tổn thương các màng trong nghiên cứu này là 30,4%, cao hơn so với các nghiên cứu chung như Hoàng Châm Anh 20%, Hà Đức Cường 21,3%, cũng cao hơn nam SLE trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà (18,8%) ([4], [8], [11]). Có thể giải thích do hiểu biết về bệnh ngày càng tăng nờn khụng điều trị các bệnh nhân SLE ở khoa hô hấp hay tim mạch.

4.2.1.4. Tổn thương tại thận

Tổn thương thận ở nữ giới SLE chiếm 60,9% (bảng 6). Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Anh (2010) 60,8%, không có sự khác biệt với nam SLE theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà 60,7%. Tỷ lệ này thấp hơn so với một số nghiên cứu chung của Hoàng Châm Anh (2001) là 78,5%, Nguyễn Xuân Sơn (1995) là 74%. ([4], [5], [11], [17])

4.2.1.5. Biểu hiện về máu

Có 59 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có biểu hiện về máu (chiếm 71,9%) (bảng 6) bao gồm rối loạn 1, 2 hay cả 3 dòng HC, BC, TC. Trong đó thiếu máu chiếm 67,1%, TC <100 G/l chiếm 37,8%, BC <4G/l chiếm 15,9%. Tỷ lệ biểu hiện về máu gần tương tự như một số nghiên cứu chung của một số tác giả như Nguyễn Quốc Tuấn(1991), Nguyễn Thu Minh (2009). ([15], [19])

4.2.1.6. Biểu hiện về tâm thần kinh, tâm thần

Theo bảng 6 tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện rối loạn thần kinh, tâm thần chiếm 4,9%.Kết quả tương tự như một số nghiên cứu về những bệnh nhân SLE của tác giả Phạm Huy Thông 4,8%, nhưng lại thấp hơn so với một số tác giả khác và thấp hơn ở nam giới trong nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Hà 7,1% (2010).([11], [18]).

4.2.1.7. Rối loạn miễn dịch

Là một tiêu chuẩn chẩn đoán SLE trong đó kháng thể khỏng nhõn ds - DNA có độ đặc hiệu cao 95%. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 22 bệnh nhân được làm xét nghiệm kháng thể khỏng nhõn, ANA dương tính 90,9% (bảng 6), trong đó kháng thể kháng ds – DNA dương tính 50%. Kết quả gần sát với một số tác giả nước ngoài Jonh HK (98-100%,50-75%), Nguyễn Ngọc Tuấn (70%, 60%) và cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà ở nam SLE (54.5%,31,3%). Có sự chênh lệch có thể lý giải do khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại nên độ chính xác càng cao. ([11], [19], [25])

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nữ lupus ban đỏ hệ thống tại khoa dị ứng- bệnh viện bạch mai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)