CHƯƠNG VI
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
VI.1. Các công trình xử lý môi trường sẽ đầu tư xây dựng
Dưới đây là các cồng trình phụ trợ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của Dự án:
Bảng 6.1 Các công trình phụ trợ của Dự án
TT Tên công trình Chức năng
1 Hệ thống tiêu thoát nước mưa và thu gom nước thải
Tiêu thoát, lắng lọc nước mưa, thu gom nước thải
2 Hệ thống xử lý nước thải. Xử lý nước thải của hai lò đốt chất thảin nguy hại
3 Hệ thống xử lý khí thải Xử lý khí thải của hai lò đốt chất thải nguy hại (được lắp đồng bộ với lò đốt chất thải)
4 Hệ thống thông gió và hút mùi. Làm thông thoáng, lọc không khí và khử mùi trong khu vực kho và nhà xưởng.
5 Hệ thống cây xanh. Làm giảm tác động ô nhiễm không khí cho khu vực xung quanh, cải thiện các điều kiện vi khí hậu. Tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp.
6 Các thiết bị, dụng cụ ngăn ngừa và ứng cứu khắc phục sự cố môi trường
Đảm bảo an toàn khi vận hành nhà máy, tránh các sự cố xảy ra
VI.2. Chương trình quản lý môi trường
Quản lý chất lượng môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý môi trường của dự án nhằm ngăn ngừa các rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình thi công và vận hành dự án.
Trong giai đoạn này dự án sẽ cử 01 cán bộ chuyên trách để giám sát về kỹ thuật, an toàn và môi trường đối với tất cả các hạng mục thi công. Cán bộ này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tất cả các nhà thầu về tình hình tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, công tác an toàn và chấp hành vệ sinh môi trường theo các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Cụ thể trách nhiệm của cán bộ giám sát như sau:
- Kiếm tra các nhà thầu về việc tuân thủ các điều kiện an toàn và vệ sinh môi trường trong vận chuyển;
- Kiểm tra công tác chấp hành trang bị bảo hộ lao động, các điều kiện an toàn trong thi công, công tác chấp hành quản lý chất thải rắn phát sinh trong thi công;
- Kiểm tra các điều kiện an toàn và các quy chuẩn kỹ thuật khi thiết kế và thi công kho lưu giữ chất thải, công trình xử lý nước thải, thu gom nước mưa chảy tràn;
- Các điều kiện thông gió,an toàn cháy nổ cho các nhà kho, nhà xưởng; Khi phát hiện các nhà thầu thi công vi phạm, cán bộ giám sát có quyền đình chỉ thi công, lập biên bản và yêu cầu các nhà thầu chấp hành. Trường hợp nếu nhà thầu không chấp hành thì đề nghị chủ đầu tư huỷ hợp đồng.
VI.2.2. Trong giai đoạn khi dự án đi vào vận hành
+ Thành lập Phòng kỹ thuật, an toàn và môi trường: Khi dự án đi vào vận hành, sẽ có một Phòng Kỹ thuật, an toàn và môi trường gồm 03 người, trong đó có 01 trưởng phòng và 02 cán bộ. Phòng có các nhiệm vụ như sau:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của hai lò đốt, đảm bảo các lò đốt luôn hoạt động trong tình trạng tốt;
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải, các điều kiện an toàn và phòng chống cháy nổ của các kho chứa nhiên liệu, lưu giữ chất thải;
- Kiểm tra tình hình chấp hành công tác sử dụng bảo hộ lao động của công nhân trong các phân xưởng sản xuất;
- Kiểm tra công tác chấp hành các yêu cầu an toàn đối với các phương tiện vận chuyển chất thải;
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn, sự cố cháy nổ, môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án;
- Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các quy định bảo vệ môi trường cho các cán bộ làm việc trong dự án;
+ Định kỳ bảo dưỡng và thay thế các bộ phận của lò đốt theo yêu cầu của nhà chế tạo để đảm bảo lò đốt luôn hoạt động trong tình trạng tốt;
+ Định kỳ nạo vét bùn 01 lần/tháng ở bể xử lý nước thải, đảm bảo hệ thống xử lý luôn làm việc hiểu quả;
+ Thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường hàng năm theo yêu cầu trong chương trình quan trắc môi trường và gửi kết quả tới các cơ quan liên quan theo cam kết trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt;
+ Báo cáo kịp thời các cơ quan liên quan về công tác quản lý môi trường và các vấn đề sự cố xẩy ra, công tác khắc phục hậu quả trong suốt quá trình hoạt động.
VI.3. Chương trình giám sát môi trường
Việc giám sát môi trường trong các dự án cùng với việc theo dõi biến đổi một số chỉ tiêu vật lý, hoá học và sinh học. Quá trình giám sát chất lượng môi trường có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc phát hiện những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường khu vực dự án để có các biện pháp xử lý, giảm thiểu mà còn góp phần đánh giá mức độ chính xác của các dự đoán tác động môi trường được đề cập đến trong báo cáo ĐTM của dự án.
Các thông tin thu được trong quá trình giám sát phải đảm bảo các thuộc tính cơ bản sau đây:
− Tính đặc trưng của số liệu: Nghĩa là số liệu thu được tại một điểm quan trắc phải đại diện cho một không gian nhất định.
− Tính đồng nhất của số liệu.
− Tính đồng bộ của số liệu: Nghĩa là số liệu phải bao gồm đủ các thông tin về bản thân yếu tố đó và các yếu tố có liên quan.
VI.3.1. Nội dung giám sát
VI.3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng dự án
Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án sẽ thực hiện giám sát các nội dung sau:
- Công tác tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường đối với các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và các điều kiện an toàn, chấp hành các quy định về bảo hộ lao động, các điều kiện an toàn trong quá trình thi công;
- Tình hình tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đối với các hạng mục công trình như: chủng loại, kỹ thuật lò đốt; các yêu cầu kỹ thuật đối với xây dựng kho chứa nhiên liệu, kho lưu giữ chất thải, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn và các yêu cầu kỹ thuật của phương tiện vận chuyển;
- Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Chất lượng môi trường khu vực thi công (cụ thể tại bảng tổng hợp dưới đây).
VI.3.1.2. Khi dự án đi vào vận hành
A. Kế hoạch giám sát môi trường
♦ Giám sát môi trường lao động:
Chương trình giám sát môi trường lao động tại các vị trí làm việc trong phân xưởng như: cạnh các thiết bị xử lý chất thải như lò đốt rác công nghiệp, thiết bị xử lý các loại chất thải lỏng, chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải hệ, thống thoát nước...
Tần số quan trắc tại phân xưởng là 3 tháng/lần. ♦ Giám sát môi trường xung quanh:
Lấy mẫu đo đạc các thông số về nước thải, khí thải, môi trường không khí xung quanh.
Tần số quan trắc là 3 tháng/lần.
B. Các thông số giám sát.
Các thông số giám sát chất lượng môi trường không khí, nước, chất thải rắn như sau:
Môi trường không khí: Bụi lơ lửng, ồn, các khí SOx, CO, Cl-, NxOy, H2S, hơi Pb, các yếu tố vi khí hậu.
Môi trường nước :
Cl- , các kim loại nặng (Pb, As, CrIII và CrVI, Ni), dầu mỡ, tổng coliform
- Đối với nước ngầm: pH, hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, DO, NH+
4, NO3-, NO-
2, Cl- và các kim loại nặng (Pb, As, CrIII và CrVI, Ni, Fe), tổng coliform.
C. Các vị trí giám sát
- Môi trường không khí: Các vị trí giám sát môi trường không khí tại khu vực sản xuất bao gồm: Trước và sau buồng hấp thụ, hấp phụ xử lý khí thải; khu vực tái chế; khu vực xử lý nước thải; khu lò đốt; 03 điểm trong khu vực dân cư xung quanh
- Môi trường nước: Nước thải tại bể sau khi xử lý dùng để tái sử dụng cho sản xuất; nước mặt tại ao 1; nước mặt tại ao 2; nước giếng khoan tại Chi nhánh Công ty; nước ngầm tại 02 hộ dân cư lân cận
- Chất thải rắn: Khu lưu giữ tro của lò đốt chất thải rắn