Kết nối modem qua hệ thống điện thoạ

Một phần của tài liệu Truyền tín hiệu số bằng sóng mang tương tự: Modems (Trang 27 - 28)

Để thực hiện việc truyền dữ liệu qua hệ thống điện thoại thông qua modem, công ty

điện thoại có nhiệm vụ tạo sự kết nối sao cho thật thuận lợi cho người sử dụng modem. Dưới đây ta xét cách kết nối nhờ mạch truy xuất dữ liệu (Data access arrangement) Các thiết bị DTE có thể truyền dữ liệu trên đường dây điện thoại nhờ một mạch nối giữa modem và đường dây điện thoại gọi là mạch truy xuất dữ liệu, (H 7.41) là sơđồ mạch DAA

(H 7.41)

Modem nhận cuộc gọi: Tín hiệu chuông tần số 20 Hz đến được lọc và tích hợp bởi mạch dò chuông cho đến lúc đủ để kích hoạt mạch DAA bởi điện thế một chiều cấp cho

đường RI. Modem phản ứng bằng cách đưa chân OH (Off-hook) lên cao. Tín hiệu này tác

động relay OH (là loại thường hở, NO) cho phép một dòng DC chạy trên mạch điện thoại. Tổng đài sẽ nhận ra điều này như trạng thái Off-hook và chấm dứt tín hiệu chuông. Lúc này modem đưa đường DA lên ON, điều này tác động lên relay CT (loại thường đóng, NC) làm hở mạch điện trở khiến mạch kiểm soát mức tự động được nối vào mạch và cho phép các

đường Tip (T) và Ring (R) nối vào DT (Data Tip) và DR (Data Ring). Lúc này đường CCT cũng lên ON báo cho modem biết hệ thống đã được kết nối và modem chờ nhận tín hiệu. Cuộc gọi sẽ chấm dứt khi modem cấp tín hiệu mức thấp cho chân OH làm vô hiệu hóa relay OH và ngắt mạch DC

Modem phát sinh cuộc gọi: Theo một cách tương tự, modem phát sinh cuộc gọi bằng cách đưa chân OH lên cao để thông mạch DC tới tổng đài. Sau khi hoàn tất việc quay số, chân DA lên cao để tác động lên relay CT để thông mạch kết nối modem và hệ thống. Modem sẽ

bắt đầu truyền tín hiệu khi chân CCT lên mức cao. Sau khi phát xong bản tin, modem đưa chân OH xuống thấp để chấm dứt sự kết nối.

Một phần của tài liệu Truyền tín hiệu số bằng sóng mang tương tự: Modems (Trang 27 - 28)