MPLS là kỹ thuật chuyển tiếp và trao đổi nhãn, nhưng có kết hợp trao đổi nhãn với định tuyến lớp mạng. Việc trao đổi nhãn nghĩa là thay đổi giá trị nhãn trong mào đầu gói khi gói di chuyển từ một nút tới nút khác.
Ý tưởng này của MPLS cải thiện hoạt động của định tuyến lớp mạng và độ đáp ứng của lớp mạng. Một mục đích hơn nữa là cung cấp độ linh hoạt lớn hơn trong việc phân phối dịch vụ định tuyến (bởi việc cho phép thêm vào các dịch vụ định tuyến mới mà không thay đổi mô hình chuyển tiếp). MPLS không tạo ra một quyết định chuyển tiếp với mỗi dữ liệu đồ lớp 3 nhưng dùng một khái niệm là lớp tương đương chức năng (FEC). Một FEC được kết hợp với một lớp dữ liệu đồ, lớp này phụ thuộc vào một số nhân tố như địa chỉ đích và loại lưu lượng trong dữ liệu đồ (voice, data, fax…). Dựa vào FEC, một nhãn khi ấy sẽ thương lượng với các LSR lân cận nhau từ lối vào đến lối ra của miền định tuyến. Nhãn cũng được dùng để chuyển lưu lượng qua mạng.
Sự nỗ lực đầu tiên của MPLS trong nhóm làm việc tập trung vào IPv4 và IPv6. Kĩ thuật nòng cốt có thể mở rộng tới đa giao thức lớp mạng như IPX và SNA. Tuy nhiên, có sự thú vị nhỏ trong việc mở rộng MPLS tới các giao thức lớp mạng khác đó là IP đã phát triển rộng khắp.
Tư tưởng nền tảng không giới hạn MPLS với bất cứ kĩ thuật lớp liên kết đặc biệt nào, giống như ATM hoặc Frame Relay. Cho đến nay, mọi nỗ lực đã được thi hành để kết hợp MPLS và ATM nhưng trong tương lai MPLS có thể hoạt động trực tiếp với IP thông qua lớp vật lý mà không cần dùng ATM chút nào.
Thêm vào đó, MPLS không yêu cầu một giao thức phân phối nhãn riêng biệt (chấp nhận việc dùng của các giá trị nhãn giữa các LSR cạnh nhau). Các giao thức đó là RSVP, BGP, LDP. Trong đó LDP được chú ý nhất ngay từ khi nó được thiết kế để cho mạng MPLS, các giao thức còn lại cũng là các phương thức tốt cho việc phân bổ nhãn.