Để phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 trong thời gian tới mục tiêu chuyển dịch ngành kinh tế là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ,giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP.2
Qua hơn 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.
Từng bước phát triển đồng bộ và quản lý sự vận hành các loại thị trường cơ bản, theo cơ chế mới. Thị trường hàng hoá phát triển với quy mô lớn, tốc độ nhanh. Các thị trường dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, bất động sản đang được hình thành. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách. Quan hệ tiền - hàng cơ bản hợp lý, bảo đảm hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống, giá tiêu dùng bình quân hàng năm tăng thấp hơn mức tăng GDP.
Đây là những cơ sở tốt cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện mới là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế sẽ phải đối phó với không ít khó khăn và thách thức. Trên cơ sở những điều kiện như thế, một số định hướng lớn cho sự phát triển nền kinh tế đến năm 2020 là nền kinh tế nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp. Do đó tốc độ phát triển công nghiệp phải đạt cao trên 13% trong nhiều năm và năm 2020 công nghiệp phải chiểm 45% GDP, mặt khác, cần tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP lên trên 42% và tỉ lệ giá trị nông nghiệp xuống dưới mức 13% vào năm 2020 nhằm hướng tới hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và bước sang nền kinh tế tri thức. Từ đó, các định hướng về mặt giải pháp bao gồm: