TRONG THỜI GIAN TỚI
Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ để vượt qua tình trạng nước kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều nước xung quanh. Thực trạng kinh tế – xã hội vẫn còn những mặt yếu kém, bất cập, chủ yếu là:
Kinh tế tuy tăng khá nhưng vẫn chưa đạt nhịp độ tăng trưởng Đại hội 9 đề ra và vẫn chưa đạt mức tăng trưởng cao như những năm giữa thập niên 90.
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2002 2003 2004 Tăng GDP 8,7% 8,1% 8,8% 9,5% 9,3% 8,8% 7,0% 7,2% 7,7% Chỉ tiêu do Đại hội Đảng IX đề ra là đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm thời kì 5 năm 2001 – 2005 là 7,5%. Trong khi đó, năm 1995 có mức tăng trưởng GDP là 9,5% như vậy để đạt được chỉ tiêu của Đại hội IX thì năm 2005 phải đạt 19%, là một điều rất khó thực hiện đối với nước ta lúc này. Nền kinh tế kém hiệu qủa và sức cạnh tranh yếu. Tích luỹ nội bộ và sức mua trong nước còn thấp. Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước để phát triển kinh tế chưa được phát huy và sử dụng tốt. Thất thoát trong quản lý kinh tế còn rất nghiêm trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lí. Vì vậy chưa tận dụng được lợi thế về ổn định chính trị – xã hội để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao (6,4%) và đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội. Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu. Trong giáo dục có những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại. Đào tạo chưa gắn với sử dụng, gây lãng phí. Giáo dục và đào tạo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môi trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng. Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số quá thấp. Các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý và mại dâm lan rộng. Cùng với đó là tình trạng buông lỏng quản lý theo pháp luật. Rừng và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng. Nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế – xã hội. Hệ thống tài chính – ngân hàng còn yếu kém và thiếu lành mạnh. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là rất nghiêm trọng. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến.
Nhận thức của Đảng về một số các vấn đề quan trọng trong đường lối đổi mới chưa thống nhất cao nên đổi mới chưa đủ mạnh mẽ, cương quyết. Trong cán bộ đảng viên có những cách hiểu và cách làm không thống nhất về những vấn đề như: xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, chính sách về đất đai…Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt; kỉ luật, kỉ cương chưa nghiêm. Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Công tác tư tưởng, công tác lí luận, công tác tổ chức, cán bộ có nhiều yếu kém, bất cập.
Chưa làm rõ nội dung xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, chậm phát triển đồng bộ các loại thị trường. Có phần thiếu chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế, chậm cải tiến tôt môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Lại thêm tư tưởng bảo hộ còn nặng nề. Doanh nghiệp của ta còn yếu cả về sản xuất, quản lí và khả năng cạnh tranh. Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Đầu tư của Nhà nước còn thất thoát và lãng phí. Cơ chế, chính sách về thị trường tài chính, tiền tệ chưa đồng bộ.
Chưa làm tốt công tác chuẩn bị khi công cuộc hội nhập quốc tế chuyển qua một bước mới. Tuy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định trong nhiều Nghị quyết của Đảng và trên thực tế đã được thực hiện từng bước, nhưng nhận thức hội nhập chưa đạt được sự nhất trí cao, ảnh hưởng tới quá trình đề xuất chính sách và triển khai thực hiện. Hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang phát triển mang lại cả thời cơ lẫn thách thức lớn, trong khi đó, nền kinh tế nước ta còn yếu, tư tưởng bảo hộ còn nặng nề, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới quản lý và cải tiến công nghệ diễn ra chậm chạp. Nếu không kịp thời khắc phục sẽ bị thua thiệt, thậm chí còn bị tụt hậu xa hơn. Thiếu sót đáng kể là công tác nghiên
cứu triển khai chậm, chất lượng thấp. Cho đến nay, ở nước ta còn chưa hiểu thật sâu, chưa nắm thật vững toàn bộ định chế của các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, nhất là Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều văn kiện pháp lý khác mà nước ta cần vận dụng khi gia nhập tổ chức này. Công tác hội nhập quốc tế mới cần tập trung triển khai chủ yếu ở các cơ quan Trung ương; sự tham gia của các ngành, các cấp tuy có được đặt ra nhưng còn yếu và chưa đồng bộ, do đó chưa tạo được sức mạnh cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết quốc tế. Thời gian qua chúng ta vừa tiến hành hội nhập, vừa triển khai nghiên cứu những nội dung cam kết để xác định chủ trương, phương hướng hành động nhưng thường bị động đối phó với nhiều khuyến nghị do các đối tác nước ngoài nêu ra; không có đủ cơ sở để hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng chương trình cải tiến quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Luật pháp, chính sách quản lý kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh. Luật pháp, chính sách là công cụ để đảm bảo hội nhập thành công, kinh tế phát triển. Các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại quốc tế đang diễn ra theo thể chế kinh tế thị trường, theo xu thế thuận lợi hoá, tự do hoá, theo “luật chơi” của các thể chế kinh tế quốc tế và khu vực. Nhưng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của ta chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây nhiều khó khăn cho ta khi đáp ứng các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. Việc hoàn chỉnh luật pháp và chính sách của ta phải phù hợp với thông lệ quốc tế và những quy tắc của các tổ chức mà nước mình tham gia, vừa phù hợp với đặc thù của nước ta, đặc biệt là bảo đảm được định hướng xã hội chủ nghĩa. Ta cũng chưa nghiên cứu sâu để đề xuất những biện pháp chính sách cần thiết, những cách làm khôn khéo, hợp lý nhằm tận dụng những ưu đãi mà quốc tế dành cho nước đang phát triển và kém phát triển như quy chế tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, chế độ hạn ngạch thuế quan, quyền tự vệ, chống bán phá giá… bảo vệ lợi ích của ta.
Doanh nghiệp của ta còn yếu cả về sản xuất, quản lý và khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về hai mặt quản lý và công nghệ, lại hình thành và hoạt động quá lâu trong cơ chế bao cấp. Chúng ta chưa tạo đủ cơ chế, biện pháp có hiệu lực nhằm kích thích các doanh nghiệp gắn sự tồn tại và phát triển của mình với việc cải tiến sản xuất kinh doanh với khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều yếu kém, bất cập về trình độ chuyên môn và năng lực điều hành công việc, chưa tương xứng với cương vị và trách nhiệm được giao, một số không ít cán bộ thoái hoá về phẩm chất; chạy theo sự cám dỗ vật chất, sống thực dụng, cửa quyền, hối lộ, sách nhiễu, tham nhũng, …ảnh hưởng rất xấu tới uy tín của Đảng và Nhà nước, nhân dân chê trách, gây cản trở lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước. Đồng thời đội ngũ công nhân lành nghề và có thể lực tốt còn ít. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ diễn ra rất phổ biến trong nhiều nganh nghề. Do cách tổ chức và quản lí lao động đã dẫn đến thói “hư danh”; sưu tầm bằng cấp, xin học hàm, chạy học vị,…Không những vậy trong cơ cấu độ tuổi của lao động, số lao động trẻ (từ 15 đến 29 tuổi), lứa tuổi chủ lực của nguồn lao động và rất dễ dàng tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới cũng đang diễn ra tình trạng: thiếu đầu óc kinh doanh hiện đại, cung cách làm ăn lớn; tính toán nhìn xa trông rộng, táo bạo nhạy cảm và năng động với cái mới, thích ứng mau lẹ để xoay chuyển tình thế khi gặp khó khăn; miệt mài học tập, ngẫm nghĩ sâu sắc mọi vấn đề. Tất cả những nhược điểm trên đây đã trở thành lực cản không cho phép chúng ta tiến nhanh.