Phƣơng pháp tạo đại diện thông điệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề bảo vệ thông tin trong hệ thống tính toán lưới (Trang 62)

Trên thực tế, các thông điệp sử dụng chữ ký điện tử có độ dài bất kỳ, thậm chí có kích thƣớc lên đến vài Megabye. Trong khi đó, việc ký số thực hiện trên từng bit tài liệu nên độ dài của chữ ký số ít nhất cũng bằng độ dài của thông điệp. Một số chữ ký trên thông điệp có kích thƣớc gấp đôi thông điệp đó, chẳng hạn nhƣ phƣơng pháp DSS sử dụng chữ ký 320 bit trên thông điệp 160 bit.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể chia nhỏ thông điệp cần ký thành các đoạn có độ dài thích hợp và ký trên từng mảnh thông điệp này. Tuy nhiên giải pháp này lại có nhiều khuyết điểm và không thích hợp áp dụng trong thực tế.

Nếu văn bản cần đƣợc ký quá dài thì số lƣợng chữ ký đƣợc tạo ra sẽ nhiều và kết quả nhận đƣợc là một thông điệp có kích thƣớc rất lớn.

Hầu hết các phƣơng pháp chữ ký điện tử có độ an toàn cao đều đòi hỏi chi phí tính toán cao và do đó, tốc độ xử lý rất chậm. Việc áp dụng thuật toán tạo chữ ký điện tử nhiều lần trên một văn bản sẽ thực hiện rất lâu.

Từng đoạn văn bản sau khi ký có thể dễ dàng bị thay đổi thứ tự hay bỏ bớt đi mà không làm mất đi tính hợp lệ của văn bản. Việc chia nhỏ văn bản sẽ không thể bảo đảm đƣợc tính toàn vẹn của thông tin ban đầu.

Thay vì ký trên tài liệu dài, ngƣời ta thƣờng dùng “hàm băm” để tạo “đại diện” cho tài liệu, sau đó mới “ký số” lên đại diện này. Đại diện của tài liệu chính là giá trị của hàm băm trên tài liệu, nó còn đƣợc gọi là “tóm lƣợc” hay “bản thu gọn” của tài liệu. Đại diện của tài liệu đƣợc xem nhƣ là “đặc thù” của tài liệu (thông điệp).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề bảo vệ thông tin trong hệ thống tính toán lưới (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)