Phân tích chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (Trang 32 - 40)

Bảng 2.6 Phân tích chi phí sử dụng vốn bình quân

Năm WD WE r*D rE WD X r*D WE X rE WACC 2011 37.4% 62.6% 12% 23.78% 4.48% 14.88% 19.36%

2013 28.97% 73.12% 13% 22.29% 3.77% 16.30% 20.07%

W: tỉ trọng nguồn tài trợ. Công thứ tính WACC

WACC = (WD x r*D)+ (WE x rE)

Trong đó:

WD Tỷ trọng nợ dài hạn trong cấu trúc vốn WE Tỷ trọng cổ phiếu thường trong cấu trúc vốn rE Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường

r*D Chi phí sử dụng vốn sau thuế

-dựa vào số liệu bảng 2.6 ta có biểu đồ sau

Biểu đồ 2.5 Phân tích chi phí sử dụng vốn bình quân

+Chi phí sử dụng vốn bình quân qua ba năm từ 2011-2013 chỉ có một sự dao động nhẹ. Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.5 trên ta thấy chi phí sử dụng vốn bình quân

của Công ty qua ba năm gần bằng nhau. Cụ thể là chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2013 là 20.07% còn năm 2012 là 19,69% còn năm 2011 là 19.36 %. Vậy nên chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty là tăng qua các năm nguyên nhân chủ yếu là do WE cụ thể là năm 2013 là 73.12%, năm 2012 là 72.17% còn năm 2011 là 62.6%. còn các chỉ số còn lại tăng giảm là tương đối không đáng kể.

-Kết luận chi phí sử dụng vốn của công ty trong ba năm (2011-2013) có tăng, nhưng do tổng nguồn vốn công ty huy động để kinh doanh cao nên điều này là bình thường. Điều đáng nói hơn là công ty đã biết tận dụng để tìm các nguồn vốn vay phù hợp với điều kiện và tình hình hoạt động của công ty.2.4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN DOANH LỢI VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO LIÊN VIỆT

2.4.1 Tình hình doanh thu của công ty (2011-2013)

Bảng 2.7 : Doanh thu của công ty qua ba năm (2011-2013) (đvt :triệu đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1.Tổng doanh thu 80.272 87.647 93.627

2.Tổng chi phí 60.969 67.110 69.156

3.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 19.302 20.536 24.471

4.Lãi vay (R) 2.901 3.061 3.092

5.Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

16.401 17.475 21.379

6.Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) 4.100 4.369 4.276

7.Lợi nhuận sau thuế 12.301 13.106 17.104

Nguồn dựa vào các báo cáo tài chính từ 2011-2013

-Năm 2011 lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 19.302 triệu đồng nhưng do trong năm 2011 công ty đã sử dụng khoản lớn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu nên phải chi trả thêm khoản lãi vay (R) là 2.901 triệu đồng do đó lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn lại 16.401 triệu đồng. Sau trừ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 12.301 triệu đồng.

-Năm 2012 do tổng nguồn vốn của công ty là 43.485 triệu đồng so với tổng nguồn vốn năm 2011 là 42.617 triệu đồng nhiều hơn đến 868 triệu đồng. chính vì thế lãi vay cũng tăng theo để trả cho các nguồn nợ phải trả đặc biệt là nợ ngắn hạn chính vì thế lãi vay ở năm 2012 đã lên đến con số 3.061 triệu đồng. do đó lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn lại 17.475 triệu đồng sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản lợi nhuận năm 2012 là 13.106 triệu đồng, khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp này vẫn nhiều hơn năm 2011 đến 805 triệu đồng.

-Năm 2013 Các khoản doanh thu và chi phí tiếp tục tăng,ngoài ra tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng so với hai năm trước đó điều này làm cấu trúc vốn của công ty tăng lên tuy theo cũng kéo theo khoản lãi vay tăng theo. Lãi vay năm 2013 là 3.092 triệu đồng nhiều hơn năm 2012 chỉ là 31 triệu đồng, Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp năm 2013 lên đến 24.4714 triệu đồng sau khi trừ khoản lãi vay 3.092 triệu đồng thì Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp là 21.379 so với năm trước đó thì tăng rất nhiều một phần là do chi phi, và lãi vay tăng chỉ tăng nhẹ. Ngoài ra năm 2013 doanh nghiệp cũng phải đóng ít thuế thu nhập doanh nghiệp so với hai năm trước đó. Vì những điều nói trên lợi nhuận sau thuế lên tới 17.104 triệu đồng so với năm 2012( là 13.106 triệu đồng) nhiều hơn 3.998 triệu đồng.

Kết luận: sau ba năm (2011-2013) tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng, thêm vào đó chi phí cũng tăng, nhưng do doanh nghiệp tìm được nguồn vốn tối ứu với mức lãi suất hợp lý làm cho lãi vay của công ty qua các năm tăng không đáng kể. Cùng với điều đó doanh nghiệp cũng kinh doanh có hiệu quả chính vì thế lợi nhuận sau thế của công ty qua các năm đều tăng và tăng nhiều nhất là ở năm 2013.

2.4.3 Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính DFL

DFL = EBIT EBIT - R (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào công thức ở trên và số liệu ở bảng 2.7 ta tính toàn được như

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 19.302 20.536 24.4714

2.Lãi vay 2.901 3.061 3.092

3.DFL 1.18 1.17 1.14

-Độ nghiêng đòn bẩy tài chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp và được định nghĩa là chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ % thay đổi của EPS do kết quả từ việc thay đổi 1% EBIT.

-Qua kết quả tính toán số liệu ở trên ta thấy độ nghiêng của đòn bẩy tài chính DFL giảm qua các năm. Điều này cũng chứng tỏ là mức sử dụng đòn bẩy của Công ty năm nay đã giảm xuống.

-Qua độ nghiêng của đòn bẩy tài chính cho chúng ta biết như sau:

+Năm 2011 DFL = 1.18 lần cho chúng ta biết rằng khi EBIT tăng hay giảm đi 1 đồng thì thu nhập của chủ sở hữu sẽ tăng lên hay giảm xuống 1.18 đồng,

+Năm 2012 DFL = 1.17 lần cho chúng ta biết rằng khi EBIT tăng lên hay giảm xuống 1 đồng thì thu nhập của chủ sở hữu tăng lên hay giảm đi so với năm 2011 cho nên ta có thể nói rằng EBIT năm 2012 giảm đi một đồng thì thu nhập của chủ sở hữu đã giảm 1.17 đồng.

+Năm 2013 DFL = 1.14 lần cho chúng ta biết rằng khi EBIT tăng hay giảm đi 1 đồng thì thu nhập của chủ sở hữu sẽ tăng lên hay giảm xuống 1.13 đồng

-Một khi chi phí cố định tài chính càng cao thì độ nghiêng của đòn bẩy tài chính càng lớn và ngược lại nếu chi phí tài chính cố định càng thấp thì độ nghiêng đòn bẩy tài chính càng thấp rùi ro tài chính ít xảy ra. Do đó ta thây trong ba năm từ 2011- 2013. Thì DFL của năm 2011(là 1.18lần) và năm 2012 (1.17 lần) xấp xỉ bằng nhau điều này cho thấy độ nghiêng của đòn bẩy tài chính trong hai năm này là gần như giống nhau, thời điểm này công ty đã sử dụng chi phí cố định tài chính cao hơn so với 2013. Năm 2013 đòn bẩy của công ty đã giảm và năm 2013 (DFL = 1.14 lần) rủi ro của tài chính của công ty đã giảm so với hai năm trước đó.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI3.1.1 Về quy mô hoạt động và tổ chức nhân sự 3.1.1 Về quy mô hoạt động và tổ chức nhân sự

Hiện nay, trong xu thế xã hội ngày càng phát triển thì ngành truyền thông là một tất yếu để đưa các phương tiện thông tin đại chúng đến với con người một cách nhanh và chính xác nhất và góp phần không nhỏ vào việc phát triển đất nước nói chung và làm cho doanh nghiệp có quy mô lớn rộng và phát triển rộng khắp là điều mong muốn của các doanh nghiệp nói riêng.

Theo em, Công ty cần đầu tư phát trriển nhiều hơn cho bộ phận kinh doanh và bộ phận kỹ thuật có tay nghề cao, và cần có thêm đội ngũ cán bộ quản lý chuyên sâu để đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường hơn nữa. Có như vậy Công ty mới đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh và cũng như có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường.

Công ty áp dụng hình thức bộ máy kế toán tập trung nên có ưu điểm xử lý thông tin nhanh chóng.

Các kế toán có thể trao đổi đối chiếu số liệu của nhau nên dễ dàng phát hiện những sai sót, đó là thuận lợi của phòng công tác kế toán tài chính của Công ty.

3.2 GIẢI PHÁP

3.2.1 Giải pháp cho công ty trong giai đoạn này là tìm kiếm nguồn vốn mạo hiểm

Tuy nhiên nếu ta xét lại với những kết quả sản xuất mà Công ty đạt được như hiện Công ty của chúng ta tại sao không nghĩ đến một bước đột phá mới ngay trong giai đoạn này

Nhu cầu giai đoạn hiện nay công ty chúng ta chưa thể tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như chưa tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư cho nên khó có thể huy động được các nguồn vốn từ những nhà đầu tư thông thường cho các dự án mới của công ty. Theo em giải pháp để huy động nguồn vốn đầu tư cho dự án mới trong giai đoạn hiện nay là công ty nên tìm kiếm các nguồn vốn mạo hiểm từ những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm để tài trợ cho dự án mới của công ty. Theo em công ty chúng ta không những có thể huy động nguồn vốn này trong nước mà còn có thể huy động được từ một số nhà đầu tư yêu thích mạo hiểm từ các nước. Tuy nhiên khi tìm kiếm nguồn vốn này công ty của chúng ta phải thể hiện cho các nhà đầu tư này thấy rằng sự mạo hiểm của họ không phải thể hiện cho các nhà đầu tư này thấy rằng sự mạo hiểm của họ không phải là cuộc phiêu lưu mạo hiểm vô căn cứ là công ty chúng ta phải cho họ thấy rằng sự mạo hiểm ấy sựa trên một số nền tảng nhất định như:

Công ty phải cho các nhà đầu tư thấy công ty chúng ta có một đội ngũ quản lý tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.

Công ty phải thuyết phục các nhà đầu tư phải tạo niềm tin cho họ thấy rằng việc đầu tư của công ty là hiệu quả, sản phẩm làm ra của dự án này sẽ tạo cho công ty một vị trí tốt trên thị trường.

Đặc biệt hơn là phải cho họ thấy rằng cơ hội đầu tư này sẽ mang lại một khoản sinh lợi rất đáng kể cho họ.

3.2.2 Các biện pháp nhằm gia tăng thu nhập cho chủ sở hữu trong giai đoạnnày này

Trong giai đoạn này các biện pháp cần làm để gia tăng thu nhập cho chủ sở hữu trong giai đoạn này là làm sao gia tăng thu nhập và giảm chi phí càng thấp càng tốt. Như chúng ta đã biết EBIT = doanh thu – chi phí, do đó để tăng EBIT chúng ta sẽ tìm ra các biện pháp để tăng doanh thu của Công ty lên và các biện pháp để giảm chi phí của Công ty xuống.

3.2.3 Các biện pháp giảm thấp chi phí của doanh nghiệp

Bên cạnh việc tăng doanh thu để gia tăng EBIT cho Công ty thì việc tìm ra giải pháp để giảm thấp chi phí Công ty cũng góp phần vào việc gia tăng EBIT cho Công ty.

Trong tổng chi phí của Công ty thì giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng cao nhất do đó giải pháp đầu tiên đưa ra đó là biện pháp giảm thấp giá vốn . Ngoài ra Công ty cũng nên có những biện pháp quản lý chi phí trên từng đơn vị sản phẩm cũng như là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp để có thể giảm thấp chi phí đến mức tối thiểu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại Công ty, em thấy Công ty nên Quảng bá thong hiệu của mình qua các phương tiện như mạng internet, giới thiệu các điểm mạnh và các ưu thế của công ty ngay trên trang Web của công ty cộng với sự đào tạo chuyên sau đội ngũ nghiên cứu thị trường để đưa hình ảnh và thương hiệu của mình trên thương trường và cần đa dạng hóa hình thức đưa hình ảnh của các đối tác bằng chính công việc truyền thông.

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chứng từ sử dụng: báo cáo tài chính cáo năm từ 2011-2013 2. Căn cứ vào số liệu thực tế của năm 2011- năm 2013

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (Trang 32 - 40)