Điều tra hiện trạng ứng dụng CNTT dạy học kiến thức quá trình phần sinh học

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học kiến thức quá trình ở cấp độ tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm lecturemaker 2 0 (Trang 42 - 52)

học tế bào (Sinh học 10) ở trường THPT

- Mục đích: Để xác định ứng dụng CNTT là một trong những biện pháp dạy học hiệu quả và tích cực nhất trong việc nâng cao chất lượng DH kiến thức quá trình sinh học tế bào (Sinh học 10), chúng tôi đã tiến hành điều tra hiện trạng ứng dụng CNTT dạy học kiến thức quá trình phần sinh học tế bào (Sinh học 10) ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Phương pháp thực hiện: chúng tôi trực tiếp thăm do qua việc phỏng vấn và tham quan trực tiếp một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và bằng thực tế quan sát để đưa ra kết quả.

- Kết quả:

Tình hình triển khai các văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được diễn ra rộng khắp trong toàn tỉnh. Hầu hết đội ngũ GV đều có nhận thức về việc ĐMPPDH ở trường phổ thông là yêu cầu cần thiết hiện nay. Bên cạnh các văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để phù hợp với tình hình địa phương Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Tuyên Quang, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đưa ra các văn bản, chỉ thị chỉ đạo việc thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất [8], [9], [30], [34], [39].

Để thực hiện tốt các văn bản đó Sở giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt tập huấn về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý cho hầu hết các GV chủ chốt, để phổ biến cho các GV trong nhà trường biết sử dụng. Bên cạnh đó các trường phổ thông đã có những đợt tự tổ chức cho GV trường mình bằng cách mời GV giảng dạy hoặc chính những GV của trường tự tập huấn cho nhau.

Kết quả điều tra của chúng tôi ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cho thấy 100% số trường được điều tra (9 trường) có phòng học chuyên môn, được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu và các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học. Trong đó 66.6% số trường (6 trường) có phòng học có hệ thống máy tính nối mạng. còn hầu hết các trường chỉ có mạng Internet ở máy chủ và một số phòng.

Về năng lực tin học của GV Sinh học cho thấy: 100% GV (54 GV ) được điều tra biết sử dụng máy tính, trong số đó 100% biết sử dụng trong soạn thảo văn bản Microsoft Word, 100% GV biết sử dụng phần mềm Microsoft Power point, 40% số GV biết sử dụng phần mềm LectureMaker. Ngoài ra, giáo viên còn biết sử dụng một số phần mềm khác như: Adobe Presenter, một số phần mề chuyên biệt như: Macromedia flash... Tuy nhiên việc sử dụng các phần mềm đó trong soạn thảo các giáo án điện tử mới dừng ở mức độ đơn giản.

Kết quả điều tra ban đầu về ứng dụng CNTT trong dạy học của GV trong dạy học Sinh học đã bộc lộ nhiều hạn chế, việc sử dụng các giáo án điện tử trong các tiết học chính dường như rất ít do nhiều lý do như: GV không chịu đầu tư thời gian cho việc soạn bài, trình độ tin học của nhiều GV còn hạn chế...Việc sử dụng các giáo án điện tử phần lớn là trong các đợt kiểm tra, thanh tra hay trong các tiết dự giờ, thao giảng...

- Nhận xét: Từ thực tế việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên điều kiện nhân lực, vật lực của Tỉnh Tuyên Quang là rất thuận lợi, theo chúng tôi kết quả dạy học sẽ được nâng cao nếu như có sự hỗ trợ tích cực của CNTT.

CHƢƠNG 2

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC KIẾN THỨC QUÁ TRÌNH CẤP ĐỘ TẾ BÀO (SINH HỌC 10)

2.1. Cấu trúc nội dung chƣơng trình sách giáo khoa Sinh học 10

2.1.1. Cấu trúc chương trình Sách giáo khoa Sinh học 10 [18], [19]

So với Chương trình Sinh học được ban hành từ năm 1989 (gọi là Chương trình cải cách) thì Chương trình chuẩn môn Sinh học trong hệ thống Chương trình Sinh học phân ban có những phần thay đổi cả về thời lượng lẫn thành phần và cấu trúc nội dung, đồng thời là Chương trình được tiếp nối với Chương trình Sinh học trung học cơ sở mới (được ban hành từ năm 2002) trong đó có những thay đổi để phù hợp.

Đối với SGK Sinh học 10 mới có cấu trúc hoàn toàn khác với SGK Sinh học lớp 10 cũ thể hiện ở các điểm sau:

* SGK Sinh học 10 cũ về nội dung thực chất là Sinh học cơ thể (mà chủ yếu là cơ thể thực vật và động vật), còn SGK Sinh học lớp 10 mới thực chất là Sinh học tế bào (phần Vi sinh vật chủ yếu giới thiệu về các cơ thể đơn bào có ý nghĩa như việc chuyển tiếp từ Sinh học tế bào sang Sinh học cơ thể đa bào được trình bày trong SGK Sinh học 11). SGK Sinh học 10 được viết theo chương trình đổi mới, thể hiện tính khái quát hoá về hệ thống sống như là một hệ thống mở có tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc từ cấp độ tế bào ↔ cơ thể ↔ quần thể ↔ quần xã ↔ hệ sinh thái ↔ sinh quyển và lôgic của việc nhận thức nội dung là ta phải lần lượt phân bố học theo trật tự: lớp10 - Sinh học tế bào; lớp 11 - Sinh học cơ thể; lớp 12 - Sinh học quần thể, quần xã, hệ sinh thái cùng với đặc tính di truyền và tiến hoá của cả hệ thống sống. Điều này phù hợp với quan điểm của Sinh học hiện đại là dựa trên thuyết về các cấp độ tổ chức của sự sống, xem giới hữu cơ như là những hệ thống có cấu trúc, gồm những thành phần tương tác với nhau và với môi trường, tạo nên khả năng tự thân vận động, phát triển của hệ thống. Mỗi hệ lớn gồm những hệ nhỏ, mỗi hệ nhỏ lại gồm những hệ nhỏ hơn. Giữa các hệ nhỏ với nhau, giữa hệ nhỏ với hệ lớn cũng như giữa các hệ lớn với môi trường đều có những mối quan hệ tương

tác phức tạp, tạo nên những đặc trưng của mỗi cấp tổ chức. Điều này phù hợp với lôgic nhận thức của HS, làm cho sự hiểu biết của HS THPT được mở rộng hơn so với HS Trung học cơ sở. Nội dung SGK Sinh học Trung học cơ sở mới chỉ đề cập chủ yếu tới cấp độ cơ thể và cho HS một sự hiểu biết rất sơ lược về các cấp tổ chức dưới cơ thể và trên cơ thể.

* Các kiến thức được trình bày trong SGK Sinh học 10 là các kiến thức Sinh học đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những quy luật vận động chung cho giới sinh vật (trao đổi chất mà mặt bản chất là quá trình chuyển hoá - một đặc trưng cơ bản của vật chất sống - là cơ sở cho sự phát triển, sinh trưởng, sinh sản. Nhờ cảm ứng mà cơ thể sống thích ứng được với môi trường sống nên tồn tại và phát triển…).

Như vậy quan điểm này được thể hiện theo các ngành nhỏ mà trong Sinh học: Tế bào học, Di truyền học, Tiến hoá, Sinh thái học đề cập những quy luật chung, không phân biệt từng nhóm đối tượng.

* SGK Sinh học 10 được xây dựng trên quan điểm cấu trúc luôn đi đôi với chức năng thể hiện ở tất cả các cấp tổ chức từ phân tử đến hệ sinh thái. Ví dụ: Cấu trúc phân tử và siêu phân tử của ty thể hoặc của lục lạp thể hiện chức năng chuyển hoá năng lượng của tế bào. Cấu trúc màng xenllulôzơ, hệ không bào phát triển ở tế bào thực vật là có liên quan đến đặc tính của thực vật sống tự dưỡng quang hợp, sống cố định, thân cành cứng chắc để vươn cao toả rộng lấy ánh sáng, nước là yếu tố sống còn của chúng. GV trong lúc giới thiệu về cấu trúc của các bào quan, của tế bào cần liên hệ với chức năng thể hiện tính biện chứng lôgic của sự kiện để HS dễ tiếp thu và hào hứng đón nhận kiến thức một cách chủ động.

* SGK Sinh học 10 xây dựng trên quan điểm tế bào cũng như cơ thể sống là hệ thống mở luôn trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với môi trường sống của chúng. Đây cũng là quan điểm sinh vật luôn thích nghi với môi trường nhưng cần hiểu rộng hơn và sâu hơn ở đặc điểm chủ yếu là: môi trường sống là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật nhưng đồng thời sinh vật cũng làm biến đổi môi trường. Mối tương quan hai chiều này thể hiện không chỉ ở mức độ cơ

thể mà thể hiện ở tất cả các cấp độ tổ chức. Không gian và thời gian cũng được xem là yếu tố môi trường của sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Chính vì vậy mà các cấu trúc, chức năng, hiện tượng, cơ chế trong hệ thống sống là vô cùng đa dạng, linh hoạt mềm dẻo. GV cần nắm vững nguyên lý này để tránh thái độ một chiều, máy móc, khô khan khi đề cập đến mối tương quan giữa sinh vật với môi trường, giữa cấu trúc và chức năng.

* SGK Sinh học 10 được xây dựng trên quan điểm tiến hoá. Mỗi cấu trúc, chức năng, hiện tượng, cơ chế đều thể hiện quá trình tiến hoá qua lịch sử phát sinh và phát triển của sinh vật thể hiện ở tất cả các cấp độ tổ chức. Gen (bản chất là axit nuclêic) và tổ chức của gen thành hệ gen (genom) của các cơ thể cũng như các cấu trúc tế bào, mô, cơ quan…và bản thân cơ thể đều phản ánh quá trình biến đổi tiến hoá lâu dài. Nguyên nhân của tiến hoá không do một lực lượng phi vật chất thần bí nào quyết định mà là do sự vận động của bản thân hệ thống sống trong mối tương tác hai chiều với môi trường sống của chúng trong thời gian và không gian nhất định.

* Lớp 10 là lớp đầu cấp nên SGK đã có bài khái quát hoá các kiến thức về Sinh học đã học ở cấp Trung học cơ sở vừa có tính ôn tập củng cố kiến thức, vừa là cơ sở để HS dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới của cấp THPT. Đồng thời các kiến thức lớp 10 cũng là cơ sở cho các kiến thức lớp 11 và lớp 12 về các cấp độ tổ chức sống cao hơn.

* SGK Sinh học 10 chủ yếu đề cập đến Sinh học tế bào nhưng có phần Sinh học vi sinh vật , thực chất Sinh học vi sinh vật cũng là Sinh học tế bào vì Vi sinh vật tồn tại chủ yếu ở dạng đơn bào. Nhưng đồng thời chúng là những cơ thể tuy chưa hoàn chỉnh nhưng chúng vẫn có khả năng tồn tại như một cơ thể đa bào. Vì vậy, có thể nói SGK Sinh học 10 đã đề cấp đến cấp độ cơ thể nguyên thuỷ là các cơ thể đơn bào cho nên cần giới thiệu chúng như những cơ thể, tức là tương ứng với những cơ thể động vật và cơ thể thực vật sẽ được giới thiệu vào Chương trình Sinh học 11.

2.1.2. Nội dung chương trình Sách giáo khoa Sinh học 10 [18], [19], [22]

Chương trình Sinh học 10 gồm có 52 tiết trong đó có: 36 tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành và 6 tiết ôn tập và kiểm tra.

Nội dung chương trình Sinh học 10 được trình bày cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.1. Nội dung Chương trình Sách giáo khoa Sinh học 10

TÊN CHƢƠNG NỘI DUNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần một. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

(gồm 2 bài: bài 1 và bài 2)

Bài 1. Giới thiệu các cấp tổ chức của thế giới sống cùng các đặc điểm tổ chức của thế giới sống. Thông qua bài học, Sách giáo khoa cung cấp cho HS cái nhìn bao quát về thế giới sống. Thế giới sống được tổ chức ra sao? chúng có những đặc điểm gì? sự đa dạng nhưng lại có tính thống nhất của thế giới là do đâu? sự sống được duy trì liên tục và luôn tiến hóa ra sao… để rồi từ đó cho HS thấy cách học và nghiên cứu Sinh học sao cho có hiệu quả.

Bài 2. Giới thiệu về cách thức phân loại thế giới sống theo hệ thống phân loại 5 giới. Bài này giới thiệu cho HS thấy thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng vẫn có thể phân loại chúng thành những nhóm sinh vật theo những cách khác nhau. Một trong số đó là cách phân loại dựa trên mối quan hệ tiến hóa, quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Hệ thống 5 giới hiện nay vẫn còn được sử dụng nhưng xu hướng

chung là nó sẽ được thay thế bằng hệ thống phân loại 3 lãnh giới.

Phần hai.SINH HỌC TẾ BÀO

(gồm 4 chương, 19 bài. Trong đó có 15 bài lí thuyết, 3 bài thực hành và 1 bài ôn tập)

Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Vì vậy, Sinh học tế bào là một phần đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực của Sinh học. Phần hai giới thiệu các đặc điểm đặc trưng cơ bản của sự sống ở cấp tế bào. Sau khi học xong phần này, HS cần nêu được: Thành phần hoá học của tế bào, cấu trúc của tế bào, các quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào, cuối cùng là sự phân chia của tế bào.

Chƣơng I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO

(gồm các bài từ bài 3 đến bài 6)

Thành phần hóa học của tế bào được giới thiệu theo cấp độ tổ chức từ nguyên tử tới phân tử rồi đến các đại phân tử hữu cơ như cacbohiđrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic. Qua các bài học của chương này, HS sẽ thấy được các đặc điểm của các đại phân tử cấu tạo nên tế bào qui định. Sự tương tác của các đại phân tử bên trong tế bào tạo nên sự sống. Tuy nhiên, đặc điểm của các đại phân tử hữu cơ lại được quy định bởi các đặc điểm của các nguyên tố hoá học cấu tạo nên chúng và chính cấu trúc nguyên tử của các nguyên tố lại quyết định đặc tính lí hoá học của

nguyên tố. Như vậy sự sống không có gì là huyền bí và do một lực lượng siêu nhân nào tạo ra mà đều chịu sự chi phối của các quy luật lý hoá.

Chƣơng II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

(gồm các bài từ bài 7 đến bài 12)

Chương này được mở đầu bằng việc giới thiệu về cấu trúc của tế bào nhân sơ và sau đó là tế bào nhân thực. HS sẽ thấy được tại sao tế bào thường có kích thước rất nhỏ? Tại sao tế bào lại có những hình dạng khác nhau? Các bài học đều đi sâu vào việc giới thiệu cấu trúc của hai loại tế bào nhân sơ và nhân thực với mối liên hệ cấu trúc phải phù hợp với chức năng. Chương II dừng lại ở các bài về cấu trúc màng tế bào và quá trình vận chuyển các chất qua màng như một bài chuyển tiếp sang chương III và cuối cùng là bài thực hành.

Chƣơng III. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG Ở TẾ BÀO

(gồm các bài từ bài 13 đến bài 17)

Chương này được bắt đầu bằng việc giới thiệu các khái niệm cơ bản như năng lượng, nguyên lí chuyển hóa năng lượng trong tế bào và "đồng tiền năng lượng" của tế bào. Tiếp theo là giới thiệu về enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.

Cuối cùng là hai bài nói về các quá trình chuyển hoá vật chất và năng

lượng quan trọng của tế bào. Bài "Hô hấp tế bào" giới thiệu quá trình phân giải đường tạo ra năng lượng hữu ích cho tế bào. Cuối chương là bài "Quang hợp" quá trình chuyển hoá năng lượng ở cây xanh, cung cấp năng lượng cho mọi quá trình sống.

Chƣơng IV. PHÂN BÀO

(gồm các bài từ bài 18 đến bài 21)

Như một yếu tố tất yếu, sau khi trao đổi chất, sinh vật sinh trưởng đến một giới hạn nhất định thì thực hiện chức năng sinh sản để duy trì sự tiếp diễn không ngừng của sự sống. Chương này giới thiệu khái quát về chu kì tế bào, quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân ở tế bào sinh vật nhân thực. Sách giáo khoa còn đưa thêm khái niệm về chu kỳ tế bào cũng như giới thiệu nguyên lý điều

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học kiến thức quá trình ở cấp độ tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm lecturemaker 2 0 (Trang 42 - 52)