I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
4. Bệnh không truyền nhiễm (huyết áp, tim mạch, sỏi thận, hen suyễn, xuất huyết tiêu
tiêu hoá, chảy máu cam, đau nhức):
Các bệnh này dễ phát sinh vào mùa lạnh, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.
4.1. Bệnh huyết áp:
Thời tiết thay đổi cũng thường khiến cho huyết áp cũng dễ bị lộn xộn. Huyết áp thường có xu hướng tăng trong mùa lạnh. Bởi vì, khi bị lạnh, các mạch máu ở ngoại biên co lại, gây ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra, hệ thần kinh trong cơ thể trước yếu tố thay đổi thời tiết, cũng dễ bị mất cân đối.
Các bác sĩ cho biết: “Bình thường khi trời không lạnh, với một lượng thuốc uống như thế, huyết áp ổn định. Trong khi đó vào mùa lạnh, cũng với liều lượng đó, huyết áp có giao động tăng lên, bệnh nhân cần phải đi khám để điều chỉnh thuốc cho phù hợp”.
*Triệu chứng:
- Nhức đầu, chóng mặt, xây xẩm… * Biện pháp phòng bệnh:
- Người mắc bệnh huyết áp trong mùa lạnh phải đặc biệt chú ý đến việc dùng thuốc và theo dõi huyết áp chặt chẽ hơn cả mùa nóng.
- Có chế độ dinh dưỡng và vận động thích hợp.
4.2. Tim mạch:
Khi huyết áp dao động, trồi sụt, bệnh mạch vành cũng có nguy cơ chuyển biến xấu đi. Một trong những biến chứng quan trọng của bệnh này là nhồi máu cơ tim. Tức là, các tế bào cơ tim do thiếu máu đột ngột mà chết đi. Lượng máu trong các động mạch cung cấp cho cơ tim bị giảm đi hoặc ngừng cung cấp. Một tai biến khác là đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Huyết áp trồi sụt làm cho đột quỵ có khuynh hướng gia tăng. Do đó, vào mùa lạnh, tuy chưa có thống kê, nhưng bệnh viện đã tiếp nhận số lượng bệnh nhân tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim …
Ở người lớn tuổi, hoặc có thể bị huyết áp tăng hoặc có thể là do xơ vữa động mạch, nên bệnh tim mạch người lớn phần lớn là bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.
- Triệu chứng đầu tiên đến 90% bệnh nhân thường có là đau ngực. Trước đó, bệnh nhân có những cơn đau thoáng qua với cường độ nhẹ hơn.
- Bệnh nhân cảm thấy đau ở phía ngực trái, đau phía sau xương ức hoặc đau ngay chỗ chấn thuỷ (mũi xương ức). Cơn đau lan ra phía sau lưng, lan đến vai hoặc lên cánh tay trái. Thậm chí, theo mô tả, có bệnh nhân đau đến cứng quai hàm, đến độ vã mồ hôi. Đấy là những cơn đau ngực điển hình, là dấu hiệu của nguy cơ biến chứng rất lớn là nhồi máu cơ tim.
* Biện pháp phòng bệnh:
- Bắt đầu từ tuổi 40, con người thường gặp các vấn đề về huyết áp và bệnh tim mạch, nên phải đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và vận động thường xuyên với các bài tập thích hợp.
4.3. Sỏi thận:
Các bác sĩ Mỹ nghiên cứu được rằng sự ấm nóng một phần cũng là nguyên nhân làm cho bệnh sỏi thận trở nên phổ biến. Nhóm các nhà khoa học của ông Tom Brikowski thuộc Đại học Texas ở Dallas đã dựa vào những mô hình toán học cho thấy có sự liên quan trực tiếp giữa nhiệt độ trung bình và xuất hiện sỏi thận. Giải thích của họ là khi nhiệt độ nóng hơn cơ thể thường thiếu nước nhiều hơn - một trong những yếu tố gây sỏi thận quan trọng nhất.
“Vành đai sỏi thận” trong năm 2000 (vàng), 2050 (thêm vùng màu cam) và 2095 (thêm vùng màu đỏ). Hình: PHAS.
Ngay hiện nay các nhà y học đã gọi miền đông nam ấm áp của nước Mỹ là “vành đai sỏi thận”. Trong nước Mỹ, tỷ lệ những người mang bệnh này đã tăng từ 3,6
lên 5,6% dân số trong thời gian từ 1980 đến 1994. Đồng thời, nhiệt độ trung bình hằng năm cũng tăng thêm 0,5°C. Dựa vào mô hình toán học, các nhà khoa học đã dự tính khu vực rủi ro sẽ lan rộng ra các bang kế cận ở miền bắc. Trong một vài vùng, dự đoán con số bệnh nhân sẽ tăng lên đến 30%.
4.3.1. Giới thiệu:
Sỏi thận là bệnh thường gặp, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, nếu phát hiện muộn, trị liệu không đúng cách có thể để lại hậu quả khó lường. Theo GS. Ngô Gia Hy sỏi thận chiếm 40% sỏi đường tiết niệu. Sỏi thận 1 bên nhiều hơn 2 bên, 4/5 thuộc nam giới, nhiều nhất ở tuổi 20-30.
Số lượng sỏi trong thận có thể ít (1-2 hòn) hay nhiều (hàng trăm), nhỏ (bằng hạt cát) hay to (hàng trăm gam). Có thể tròn nhẵn (trong nhu mô thận), tam giác hay đa giác (trong bể thận). Theo phân tích của Hà Hoàng Kiệm (năm 2005) thì sỏi calci nhiều nhất (80-85%), urat 8-10%.
4.3.2. Triệu chứng:
- Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe.
- Về sau, nơi hòn sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài - bể thận làm nên các cơn đau quặn thận:
+ Đau dữ dội, Vị trí: Vùng hố sườn lưng 1 bên hay 2 bên cả vùng hạ sườn. . Hướng lan: Từ hố thắt lưng lan xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt trong đùi.
+ Tiểu tiện: tiểu máu, Ngoài máu có thể tiểu ra mủ, tiểu buốt hay gắt. + Sốt: Sốt cao, rét run nếu có viêm đài - bể thận.
4.3.3. Biện pháp phòng bệnh:
- Uống nhiều nước: một trong những phương pháp chống bệnh sỏi thận tốt nhất là uống nhiều nước. Người có tiền sử sỏi thận nên uống nhiều nước mỗi ngày.
- Đừng quên uống nước chanh: nước chanh có tác dụng tăng cường nồng độ muối citrate trong nước tiểu, giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
- Tránh thực phẩm giàu oxalate: nếu có nguy cơ bị sỏi thận dạng calcium oxalate, nên tránh ăn thực phẩm có chứa hàm lượng oxalate cao như: cải bó xôi, củ cải đường, cải bẹ dúng, đậu phộng, bánh quy làm bằng đậu nành, sôcôla, khoai lang, đậu bắp...
- Ăn ít muối: mỗi ngày không nên ăn quá một muỗng cà phê muối. Ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến tình trạng thừa canxi trong máu, tạo điều kiện cho sỏi thận hình thành. - Giảm ăn thịt đỏ: chế độ ăn nhiều đạm trong thịt đỏ tạo thành axít uric - nếu thừa chất này có thể sản sinh sỏi axít uric và bệnh gút.
4.4. Bệnh hen suyễn:
Theo chuyên gia Paul Epstein thuộc Trung tâm Y tế và môi trường toàn cầu Đại Học Harvard: ô nhiễm không khí, gia tăng các khí nhà kính đặc biệt là CO2 từ các nhà máy điện chạy than, nhà máy thép, xe hơi, sương mù hoá học, sự ấm lên của tòan cầu… khiến mùa hen suyễn và dị ứng (mùa xuân và mùa thu) kéo dài hơn thường lệ đặc biệt là người già, trẻ sơ sinh và người vô gia cư.
4.4.1. Giới thiệu:
Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứng này đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Hen suyễn là một bệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó luôn đi theo người bệnh đến …cả cuộc đời.
Hen suyễn là bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh khá cao. Lấy ví dụ tại Mỹ, với dân số khoảng 300 triệu người có khoảng 22 triệu người bị hen suyễn, mỗi năm hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu lần phải cấp cứu, và 500.000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ ước tính người bị hen suyễn là khoảng 5% dân số (khảo sát này được thực hiện bởi TS. Phạm Duy Linh và cộng sự tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch). Với tỷ lệ mắc bệnh cao như vậy, hen suyễn là bệnh gây hậu quả khá nghiêm trọng. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng nhiều là nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn
chức năng phổi (còn gọi là suy hô hấp mạn tính). Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra bên trong đường dẫn khí của phổi, đó là:
- Co thắt phế quản: các cơ trơn phế quản siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Co thắt phế quản có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra qua phế nang phổi.
- Viêm đường dẫn khí: ở người bị hen suyễn đường dẫn khí của phổi luôn luôn bị viêm, trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có cơn hen. Sự sưng này chính là do viêm. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà người bệnh có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này
bệnh nhân có cảm giác ngộp thở dù đang ở nơi đầy không khí.
4.4.2. Triệu chứng:
- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra.
- Ho: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm.
- Nặng ngực: cảm giác như lồng ngực bị bóp chặt. - Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra.
4.4.3. Biện pháp phòng bệnh:
- Tránh xa thuốc lá. Thuốc lá chính là “thủ phạm” hàng đầu khiến bạn mắc phải căn bệnh hen suyễn. Hàng năm có từ 8.000 đến 26.000 bệnh nhân mắc hen suyễn là những “nạn nhân” của thuốc lá.
- Theo dõi thời tiết. Không khí lạnh chính là tác nhân dễ khiến cho bạn dễ mắc hen suyễn. Cho nên hãy hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết trở lạnh, sương, gió hay mưa. - Không nên gần gũi với vật nuôi. Khi gần gũi vật nuôi, bạn sẽ vô tình hít phải lông hay những tế bào chết trên cơ thể của chúng, đó là một trong số những nguyên nhân chính gây nên bệnh hen suyễn.
- Tránh những thức ăn dễ gây dị ứng. Nếu bạn là người mẫn cảm với bệnh hen hay đã bị bệnh hen, nên tránh ăn những thực phậm dễ gây dị ứng như: lạc, hải sản, dâu tây, trứng.
- Thận trọng với kháng sinh. Dùng kháng sinh không đúng cách và không phù hợp sẽ khiến cho tình trạng của bệnh sẽ ngày càng trở nên xấu hơn. Nếu nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh, nên nhớ hãy kiểm tra nhãn mác, và hỏi ý kiến của bác sỹ.
- Tránh những loại thức ăn có chứa phẩm màu.
- Chú ý việc giảm cân vì béo phì giúp cho căn bệnh này hoành hành và phát triển.
4.5. Xuất huyết tiêu hoá và chảy máu cam:
Thời tiết thay đổi, con người dễ bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi. Lúc đó, người bệnh thường có khuynh hướng sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chữa cảm sốt không đúng cách, nên gây ra hiện tượng viêm và xuất huyết dạ dày.
Ngoài ra, chảy máu cam cũng là căn bệnh thường đi kèm với thời tiết lạnh và khô hanh. Mùa lạnh của miền Bắc thường đi kèm với khô hanh, còn trong Nam thì mùa lạnh rơi vào mùa khô. Khô hanh dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu mũi, có thể do một cái “viêm lông” đường hô hấp. Mũi là nơi tập trung hệ thống mao mạch. Do quá nhiều mao mạch, nên mũi là nơi rất dễ chảy máu. Chảy máu mũi thường không nguy hiểm, chỉ cần một tác động nhẹ, như: nhét bông gòn vào hốc mũi hoặc lấy ngón tay đè nhẹ.
Để ngăn ngừa, cách tốt nhất là đi khám bệnh và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
4.6. Đau nhức do thay đổi thời tiết:
Người già vào mùa lạnh thường hay kèm theo các hiện tượng như viêm khớp dạng thấp (viêm không do vi trùng gây ra).
Cách đề phòng tốt nhất là giữ ấm. Tốt hơn nữa là xoa nóng các vùng khớp dễ bị đau, sưng: cổ chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay… Với người lớn, vấn đề giữ ấm và uống nhiều nước cũng rất quan trọng. Người miền Nam thường hay mặc quần áo phong phanh, nên những ngày trời trở lạnh đột ngột nếu không chú ý giữ ấm (mặc áo khoác, quấn khăn giữ ấm cổ) sẽ rất dễ bị cảm lạnh. người già cũng rất cần được giữ ấm, không nên tắm vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Nên tắm vào buổi trưa khi khí hậu ấm nhất trong ngày, tắm thật nhanh bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm từng phần cơ thể và quấn khăn giữ ấm cơ thể ngay.
*Ngoài ra, khi nắng nóng cũng đã làm nhiều người bị say nắng. Các em nhỏ dễ bị mắc các căn bệnh liên quan đến thời tiết như: viêm đường ô hấp, não, quai bị, thuỷ đậu…
gần đây là các vi rút nguy hiểm như vi rút Corona, vi rút H5N1. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi tiếp xúc, trẻ em có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh, có thể gây thành dịch nguy hiểm. Ở trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng.