Thời gian nhấc chi tiết ra khỏi thùng mạ và treo ráo

Một phần của tài liệu tải liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong nghành hoàn tất sản phẩm kim loại (Trang 48)

3 Các cơ hội SXSH trong hoàn tất sản phẩm kim loại

3.4.1 Thời gian nhấc chi tiết ra khỏi thùng mạ và treo ráo

Khi nhấc các chi tiết ra khỏi bể càng nhanh thì lớp dung dịch bám trên chi tiết càng dày và lượng dung dịch theo ra cùng vật mạ càng lớn hơn. Tương tự như vậy, thời gian treo ráo càng nhanh thì càng có nhiều dung dịch theo ra cùng vật mạ sang bể rửa. Việc nhấc chi tiết ra khỏi thùng mạ có ý nghĩa rất lớn, chính vì thế trong hầu hết các trường hợp người ta dùng các giá treo để nhấc vật mạ ra khỏi bể và ấn định thời gian cần thiết treo trên bểđể làm ráo.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng khi tăng thời gian treo ráo sau khi nhấc các chi tiết ra khỏi bể mạ thì lượng dung dịch dính theo vật mạ có thể giảm đi đáng kể.

• Một thử nghiệm ở Mỹ chỉ ra rằng khoảng thời gian treo ráo ít nhất 10 giây có thể giảm hơn 40% lượng dung dịch dính theo vật mạ, nếu so sánh với công nghệ xử lý treo ráo 3 giây thông thường.

• Một thử nghiệm ở Hồng Kông cho thấy thời gian thoát nước dài hơn 15 đến 20 giây có thể giảm giảm 75% lượng dung dịch dính theo vật mạ mà không hềảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sản phẩm (Phòng công nghiệp Hồng Kông, 1995).

Biện pháp này khi áp dụng sẽ không gây ảnh hưởng gì đến tiến độ sản xuất bởi quy trình làm sạch không phải là nhân tố mang ý nghĩa quyết định đối với cả quy trình. Bằng cách phân tích toàn bộ quy trình và xác định yếu tố nào là quan trọng, thì có thể giảm thời gian hoạt động của các quy trình khác để tối đa hóa thời gian treo ráo.

Một phần của tài liệu tải liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong nghành hoàn tất sản phẩm kim loại (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)