- Khả năng trừu tượng hóa/tổng hợp vấn đề từ các sự kiện riêng lẻ.
4. Các yêu cầu phải hiện thực.
2.5.1 Các bước làm bản mẫu (tt)
Bước 3: Sau khi đã xét duyệt mô hình yêu cầu, phải tạo ra
một đặc tả thiết kế vắng tắt cho bản mẫu
-Việc thiết kế phải xuất hiện trước khi bắt đầu làm bản mẫu.
- Tuy nhiên thiết kế tập trung chủ yếu vào các vấn đề thiết kế dữ liệu và kiến trúc mức đỉnh chứ không tập trung vào thiết kế thủ tục chi tiết.
Bước 4: Phần mềm bản mẫu được tạo ra, kiểm thử và
làm mịn.
- Bản mẫu nên được xây dựng một cách nhanh chóng và với một chi phí nhỏ.
- Một cách lý tưởng, bản mẫu nên được lắp ráp từ các khối chức năng (thư viện...) đã có.
- Có thể dùng các ngôn ngữ bậc cao hay các công cụ tự động để xây dựng bản mẫu.
Bước 5: Khách hàng đánh giá và làm mịn yêu cầu
-Bước này là cốt lõi của cách tiếp cận làm bản mẫu. - khách hàng có thể xem xét cách biểu diễn được cài đặt cho yêu cầu phần mềm, gợi ý những thay đổi làm cho phần mềm đáp ứng tốt hơn với các nhu cầu thực tế.
Bước 6: Lặp lại các bước 4 và 5 cho tới khi tất cả các
yêu cầu đã được hình thức hóa đầy đủ hay cho tới khi bản mẫu đã tiến hóa thành một phần mềm hoàn thiện.
Bước 1:
Đánh giá yêu cầu và xác định phần mềm Bước 2: Bắt đầu xây dựng một bản mẫu Bước 3: Tạo ra một đặc tả thiết kế vắng tắt cho bản mẫu Bước 4: Phần mềm bản mẫu được tạo ra, kiểm thử và làm mịn
Bước 5:
Khách hàng đánh giá và làm mịn yêu cầu
Bước 6:
Lặp lại các bước 4 và 5 cho tới khi tất cả các
yêu cầu đã được hình thức hóa đầy đủ/ bản mẫu đã tiến hóa thành
một phần mềm hoàn thiện.
1. Sự hiểu lầm giữa những người phát triển phần mềm và những người sử dụng phần mềm có thể được nhận thấy rõ khi các chức năng của hệ thống được trình diễn.
2. Sự thiếu hụt các dịch vụ người dùng có thể được phát hiện.
3. Sự khó sử dụng hoặc sự nhầm lẫn các dịch vụ người dùng có thể được thấy rõ và được sửa lại.