Chỉ số năm giáo dục bình quân tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉ số phát triển xã hội (hdi) tại xã tân mỹ, huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 46)

Hòa Bình.

Chỉ số năm giáo dục bình quân và trình độ văn hóa của dân cƣ phản ánh tiềm năng phát triển của con ngƣời trong tƣơng lai. Qua điều tra và tính toán chỉ số năm giáo dục bình quân của xã đƣợc thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2: Chỉ số năm giáo dục bình quân tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

STT Xóm Chỉ số biết chữ ở ngƣời lớn Tổng tỷ lệ đi học Chỉ số năm giáo dục bình quân 1 Xóm Khảnh 0,706 1 0,804 2 Xóm Câu 0,584 1 0,723 3 Xóm Cai 0,602 1 0,734 4 Xóm Khí 0,641 1 0,761 5 Xóm Nạch 0,577 1 0,718 6 Xóm Khao 0,580 1 0,720 7 Xóm Mặc 0,510 1 0,673 8 Trung bình 0,600 1 0,733

Qua số liệu bảng trên, ta thấy: Chỉ số năm giáo dục bình quân của các xóm trong khu vực nghiên cứu ở mức trung bình và tƣơng đối đồng đều nhau, chỉ số năm giáo dục bình quân của xã là 0,733 trong đó xóm Khảnh với chỉ số năm giáo dục bình quân cao nhất là 0,804. Tiếp đó là xóm Khí và xóm Cai với chỉ số năm giáo dục bình quân lần lƣợt là 0,761 và 0,734 cao hơn so với chỉ số bình quân của xã, 0,673 là chỉ số giáo dục của xóm Mặc là xóm thấp nhất so với mặt bằng chung của xã. Còn lại là các xóm có chỉ số thấp hơn hoặc xấp xỉ so với bình quân chung của xã.

Nhìn chung chỉ số năm giáo dục bình quân ở địa phƣơng vẫn còn tƣơng đối thấp do một số nguyên nhân sau: Chỉ số biết chữ ở ngƣời lớn các xóm trong xã Tân Mỹ không cao trong đó ở xóm Khảnh là 0,706, xóm Khí là 0,641, xóm

Cai là 0,602, xóm Câu là 0,584, xóm Khao là 0,58, xóm Nạch là 0,577 và xóm thấp nhất là xóm mặc với chỉ số biết chữ ở ngƣời lớn là 0,510.

Xã Tân Mỹ là một trong những xã khó khăn của tỉnh Hòa Bình, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, cuộc sống và thu nhập của ngƣời dân còn nhiều bấp bênh, hàng năm tình trạng thiếu ăn vẫn còn xảy ra ở nhiều hộ gia đình, điều kiện đi học của ngƣời dân còn khó khăn, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, với đầu tƣ và trình độ kỹ thuật còn thấp, sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình, một phần nhỏ là cung cấp cho nhu cầu của thị trƣờng. Cơ hội mở rộng quy mô cũng nhƣ thu nhập của ngƣời dân bị hạn chế, vấn đề tăng thu nhập cho gia đình của ngƣời dân trở thành gánh nặng, chính điều này dẫn đến vấn đề học tập chƣa đƣợc ngƣời dân chú trọng, quan tâm, số lƣợng ngƣời dân không đƣợc đi học và số lƣợng không biết chữ cao. Bên cạnh đó xã có đồng bào dân tộc thiểu số tập trung đến 90%, trong cuộc sống gia đình cũng nhƣ giao tiếp trong xã hội ngƣời dân chủ yếu sử dụng tiếng dân tộc, tiếng phổ thông ít đƣợc sử dụng nhất là những ngƣời cao tuổi trong xóm, điều này cũng hạn chế khả năng giao tiếp với xã hội, hạn chế cơ hội học hỏi, giao lƣu trao đổi kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất cũng nhƣ trong cuộc sống.

Chỉ số năm giáo dục bình quân của các xóm có sự chênh lệch, sự chênh lệch giữa xóm có chỉ số năm giáo dục bình quân cao nhất với xóm thấp nhất là 0,131. Lý do là trình độ học vấn của ngƣời lớn giữa các xóm có sự khác biệt. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3: Tỷ lệ không biết chữ ở ngƣời lớn

Stt Xóm Biết chữ Không biết

chữ Tổng số ngƣời lớn Tỷ lệ không biết chữ ở ngƣời lớn 1 Xóm Khảnh 108 6 114 5,56 2 Xóm Câu 87 6 93 6,90 3 Xóm Cai 80 6 86 7,50 4 Xóm Khí 100 6 106 6,00 5 Xóm Nạch 90 16 106 17,78 6 Xóm Khao 69 2 71 2,90 7 Xóm Mặc 76 17 93 22,37

Kết quả bảng 4.3 ta thấy, xóm Khao là xóm có tỷ lệ không biết chữ ở ngƣời lớn thấp nhất 2,90%, tiếp đến là các xóm: Khảnh, Khí, Câu, Cai Có tỷ lệ ngƣời lớn không biết chữ xấp xỉ nhau: xóm Khảnh 5,56%, xóm Khí 6,00%, xóm Câu 6,90%, xóm Cai 7,50%. Hai xóm có tỷ lệ không biết chữ ở ngƣời lớn cao là xóm Nạch 17,78% và xóm Mặc 22,37%, chính điều này là nguyên nhân làm cho chỉ số giáo dục giữa các xóm có sự khác nhau. Ở những xóm có tỷ lệ ngƣời lớn không biết chữ ít là do thu nhập ngƣời dân ở đó ổn định, cao hơn đảm bảo cho cuộc sống, ngƣời dân đã chú trọng đến vấn đề học tập hơn. Tại các nơi có thu nhập thấp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, gánh nặng về kinh tế, cho nên vấn đề học tập chƣa đƣợc ngƣời dân trú trọng, tỷ lệ không biết chữ ở ngƣời lớn cao. Nhận thức về vấn đề học tập của ngƣời dân thấp, vẫn còn những suy nghĩ sai lệch: học xong cũng không đƣợc làm gì ở nhà lo kiếm tiền, không có điều kiện mà lo đi học cao, …điều này ảnh hƣởng đến suy nghĩ của các thế hệ sau, nhiều trẻ em đang đi học bỏ học, điều kiện khó khăn khiến cho trẻ em có tâm lý kiếm tiền sớm dẫn đến bỏ học đi làm, giữa các xóm trong địa bàn nghiên cứu có sự khác biệt về số ngƣời đang đi học chuyên nghiệp, kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Số ngƣời và số hộ có ngƣời đi học chuyên nghiệp tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Stt Xóm Số ngƣời đang học

chuyên nghiệp

Số gia đình có ngƣời đang đi học chuyên nghiệp 1 Xóm Khảnh 4 3 2 Xóm Câu 5 4 3 Xóm Cai 10 9 4 Xóm Khí 8 7 5 Xóm Nạch 2 2 6 Xóm Khao 19 16 7 Xóm Mặc 3 3

Qua bảng 4.4 ta thấy, sự khác nhau giữa số lƣợng ngƣời đi học chuyên nghiệp của các xóm thể hiện sự quan tâm, chú trọng tới giáo dục của ngƣời dân. Xóm Khao là xóm có số ngƣời đi học chuyên nghiệp nhiều nhất, trong 30 hộ điều tra có 19 ngƣời trong 16 hộ gia đình có ngƣời đi học chuyên nghiệp chiếm 53,33% số hộ, do tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ cao nên nhận thức về vấn đề học tập của ngƣời dân tiến bộ hơn, mặt khác thu nhập ngƣời dân cao hơn nên có điều kiện để lo cho con cái ăn học. Tiếp đến là xóm Cai với 10 ngƣời trong 9 hộ gia đình, xóm Khí có 8 ngƣời trong 7 hộ gia đình. Các xóm còn lại đều có ngƣời đi học chuyên nghiệp nhƣng số lƣợng rất ít, chỉ có từ 2 đến 5 ngƣời đi học chuyên nghiệp. Sở dĩ có sự khác nhau về số ngƣời đi học chuyên nghiệp là do sự nhận thức, quan tâm đầu tƣ cho học tập, nâng cao chất lƣợng lao động trong thế hệ tƣơng lai của ngƣời dân giữa các xóm là rất khác nhau. Một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng tới vấn đề giáo dục ở địa phƣơng đó là nhiều hộ gia đình không kế hoạch sinh nhiều con cùng với đó là kinh tế khó khăn,nhận thức của ngƣời lớn còn hạn chế,chỉ lo chú trọng tới việc sản xuất tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho gia đình, đảm bảo vấn đề lƣơng thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày ảnh hƣởng tới việc giáo dục và dạy bảo con cái, không có điều kiện, thời gian để

quan tâm đến con cái. Điều này ảnh hƣớng đến chất lƣợng cũng nhƣ trình độ lao động của địa phƣơng trong tƣơng lai

Ngày nay, với các chính sách hộ trợ của nhà nƣớc với trẻ em các dân tộc thiếu số, cùng với đó kinh tế ngày đƣợc cải thiện, nhận thức của ngƣời dân về việc học cũng đƣợc mở rộng nên số lƣợng trẻ em trong tuổi đi học nhiều hơn và với chất lƣợng học tốt hơn,cải thiện đƣợc chất lƣợng con ngƣời trong tƣơng lai.

4.3. Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu ngƣời tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Mức sống của ngƣời dân, khả năng tăng trƣởng về kinh tế của một địa phƣơng trong tƣơng lai đƣợc thể hiện qua thu nhập bình quân đầu ngƣời. Từ kết quả điều tra và tính toán về thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của xã Tân Mỹ.

Stt Xóm

Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời Chỉ số thu

nhập bình quân đầu ngƣời Triệu đồng/tháng Triệu đồng

/năm USD/tháng USD/năm

1 Xóm Khảnh 1,019063 12,228758 48,343 560,952 0,724 2 Xóm Câu 0,932886 11,194631 44,255 513,515 0,707 3 Xóm Cai 1,146617 13,759398 54,394 631,165 0,747 4 Xóm Khí 0,985577 11,826923 46,754 542,519 0,717 5 Xóm Nạch 0,809295 9,711538 38,392 445,483 0,678 6 Xóm Khao 1,610644 19,327731 76,406 886,593 0,813 7 Xóm Mặc 0,768817 9,225806 36,471 423,202 0,668 8 Trung bình 1,038986 12,467827 49,288 571,919 0,722

Qua kết quả điều tra ta thấy: chỉ số thu nhập bình quân của xã Tân Mỹ là 0,722 với mức thu nhập bình quân trên đầu ngƣời/tháng là: 1,038986, mức thu nhập bình quân trên ngƣời/năm là: 12,467827 triệu đồng/ngƣời/năm tƣơng đƣơng với 591,5 USD thấp hơn rất nhiều so với mức thu nhập bình

quân đầu ngƣời của cả nƣớc năm 2013 đạt khoảng 1960 USD/ngƣời/năm (Tại Diễn đàn VDPF).

Xét về giữa các xóm trong xã ta thấy có sự khác biệt về chỉ số thu nhập bình quân trên đầu ngƣời và mức thu nhập bình quân và có sự chênh lệch với mức trung bình của toàn xã. Cụ thể nhƣ sau: ta thấy trong xã có xóm Khao có chỉ số thu nhập bình quân cao nhất là 0,813 cao hơn so với mức trung bình của xã là 0,091.Tiếp đó là xóm Cai và xóm Khảnh lần lƣợt là 0,747 và 0,724 đều lớn hơn mức trung bình của xã. Bên cạnh đó có 4 xóm có chỉ số thấp hơn mức trung bình của toàn xã, cụ thể nhƣ sau: xóm Khí là 0,717, xóm Câu 0,707, xóm Nạch 0,678, xóm Mặc 0,668, xóm có chỉ số thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nhất là xóm Mặc thấp hơn so với mức trung bình của xã là 0,054.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Trình độ của lao động của toàn xã chƣa cao, trong xã lao động chủ yếu là dân tộc thiểu số sự khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán gây ra khó khăn trong việc phổ biến, truyền đạt, giao lƣu học hỏi, ứng dụng kỹ thuật mới, tiến bộ vào trong sản xuất.

Đất canh tác của toàn xã chủ yếu là địa hình không bằng phẳng diện tích phân tán, số lƣợng ít nên rất tốn kém trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Vị trí đất canh tác xa, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, chi phí đi lại, vận chuyển sản phẩm tăng lên là một phần làm cho thu nhập của ngƣời dân giảm xuống.

Ngành nghề chính của ngƣời dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, theo số liệu điều tra từ các hộ có tới 91,429% hộ gia đình có thu nhập chính là sản xuất nông nghiệp, mà ngành nghề này có đặc thù là phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu, thời tiết, sự bấp bênh về thu nhập rất thƣờng hay xảy ra. Với điều kiện thời tiết có nhiều biến đổi thất thƣờng đã ảnh hƣởng lớn đến sản xuất của ngƣời dân, nhiều đợt thiên tai làm nhiều diện tích trồng hoa màu bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, vào lúc nông nhàn ngƣời dân thƣờng kiếm việc làm thêm ở các thành phố lớn, tuy nhiên công việc còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào trình độ lao động và thời vụ, mùa màng.

Trong chăn nuôi tại địa phƣơng chủ yếu là những loài gia súc, gia cầm truyền thống từ trƣớc vẫn đƣợc ngƣời dân ƣu tiên nuôi trồng. Bên cạnh đó cũng có nhiều loài mới đƣợc ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ. Nhƣng với quy mô nhỏ, chƣa có sự đầu tƣ đồng bộ, mang tính tự phát, không đƣợc sự hƣớng dẫn của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm do đó chƣa áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong nuôi trồng, gây giống cũng nhƣ chăm sóc bảo bệ dẫn đến năng suất không cao, chất lƣợng vật nuôi không đƣợc đảm bảo, dẫn đến nhiều đợt dịch bệnh xảy ra làm cho nhiều hộ gia đình mất trắng hoàn toàn số vật nuôi gây thiệt hại lớn, sau mỗi trận dịch thì chuồng trại bị bỏ trống, không đƣợc sử dụng gây lãng phí về diện tích đất sản xuất.

Nguồn ra của các sản phẩm canh tác, nuôi trồng không ổn định, phụ thuộc chủ yếu vào thị trƣờng và ngƣời buôn. Điều kiện giao thông ảnh hƣởng đến giá bán của ngƣời dân. Các sản phẩm không đƣợc trao đổi trực tiếp mà phải thông qua các ngƣời buôn nên giá cả chênh lệch rất lớn so với giá thực của sản phẩm ngoài thực tế, làm cho thu nhập của ngƣời dân giảm đáng kể, nhiều sản phẩm của ngƣời dân đƣợc ngƣời tiêu dùng nhiều nơi ƣa chuộng, tuy nhiên chất lƣợng sản phẩm chƣa đƣợc đánh giá giảm đi giá trị của sản phẩm.

Số lao động chính ít, chỉ chiếm 59,11% trong tổng số nhân khẩu theo số liệu điều tra ở các hộ. Vì vậy tăng gánh nặng về thu nhập cho các lao động chính, cùng với số nhân khẩu phụ thuộc nhiều làm cho giá trị thu nhập giảm xuống, hạn chế khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới…

*Ảnh hưởng của lao động đến thu nhập người dân:

Bảng 4.6: Số lao động chính trong tổng số nhân khẩu. Stt Xóm Số nhân khẩu Số lao động chính Tỷ lệ giữa lao động chính với số nhân khẩu

(%) 1 Xóm Khảnh 153 98 64,05 2 Xóm Câu 149 83 55,70 3 Xóm Cai 133 85 63,91 4 Xóm Khí 156 92 58,97 5 Xóm Nạch 156 97 62,18 6 Xóm Khao 119 69 57,98 7 Xóm Mặc 155 79 50,97

Từ bảng 4.6 ta thấy: Sự chênh lệch về số lao động chính dẫn đến sự khác nhau về thu nhập. Các xóm có phần trăm giữa lao động chính với nhân khẩu cao hơn thì thu nhập cao hơn các xóm có số lao động chính thấp. Tuy nhiên, số lao động chính chỉ ảnh hƣởng đến thu nhập khi ngƣời dân có trình độ lao động nhƣ nhau. Qua bảng trên ta thấy xóm khao là xóm dù có số lao động chính thấp hơn nhƣng trình độ lao động cao hơn (có tới 20% số hộ là có công chức và 10% số hộ buôn bán) nên có điều kiện giao lƣu học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của gia đình nên thu nhập cao hơn.

Chính vì vậy, ảnh hƣởng của lao động đến thu nhập còn phải xem xét đƣa ra đánh giá từ nhiều phƣơng diện khác nhau.

* Ảnh hưởng của ngành nghề đến thu nhập của người dân:

Số ngành nghề tham gia cũng là một trong các nguyên nhân làm cho thu nhập của các xóm có sự khác nhau, kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Ngành nghề tham gia của ngƣời dân tại xã Tân Mỹ

Stt Xóm

Số ngành nghề tham

gia Thu nhập chính trong gia đình

Số ngành nghề ngƣời dân tham gia 1 2 trở lên Nông nghiệp Buôn bán Công chức nhà nƣớc Công nhân Làm thêm 1 Xóm Khảnh 23,33 76,67 80 3,33 16,67 3 2 Xóm Câu 10 90 96,67 3,33 2 3 Xóm Cai 20 80 96,67 3,33 2 4 Xóm Khí 3,333 96,67 96,67 3,33 2 5 Xóm Nạch 13,33 86,67 100 2 6 Xóm Khao 16,67 83,33 70 10 20 3 7 Xóm Mặc 6,667 93,33 100 2

Kết quả 4.7 ta thấy, các xóm có thu nhập cao là xóm Khao, xóm Khảnh nhƣng số hộ gia đình có từ 2 ngành nghề tham gia trở lên thấp hơn so với các xóm đã điều tra điều đó là do: Các xóm có nhiều hộ thu nhập chính từ ngành nghề đòi hỏi có trình độ cao: giáo viên, công nhân, viên chức nhà nƣớc, buôn bán dịch vụ…đây là những ngành mang lại thu nhập cao và ổn định. Xóm Khao có đến 20% số hộ là công chức, viên chức nhà nƣớc và 10% có thu nhập chính từ buôn bán dịch vụ. Xóm Khảnh có 3,33% số hộ buôn bán và 16,67% số hộ có

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉ số phát triển xã hội (hdi) tại xã tân mỹ, huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)