PHÂN XƯỞNG TẠO HẠT

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ sẩn XUẤT UREA (Trang 29 - 32)

Phân xưởng tao hạt được thiết kế với công suất 2385 MTPD (Tấn/ngày) hạt Urea.

Quy trình hoạt động của phân xưởng như sau:

Dung dịch Urea sau khi cô đặc đến hàm lượng khoảng 96% khối lượng từ phân xưởng Urea được trích một phần sang cụm MMU để phản ứng Fomaldehit là chất phụ gia làm tăng độ cứng hạt, sau đó được đưa trở lại với dòng Urea của xưởng Urea trước khi được bơm đi tạo hạt. Đây là công nghệ tạo hạt mới hiện đại của nhà máy Đạm Cà Mau.

Sơ đồ tạo hạt

Trong công nghệ tạo hạt này dịch Urea được phun lên bề mặt mầm Urea tuần hoàn được trôi lơ lửng trong các khoang tạo hạt của thiết bị tạo hạt. Các mầm hạt này lớn dần trong những khoang tạo hạt nhiều cấp trong khi được lưu chuyển giữa các khoang tầng sôi nằm xung quanh. Dịch Urea phun vào bề mặt các hạt mầm được làm nguội và hóa rắn, đồng thời lượng ẩm trong dung dịch Urea cũng được bốc hơi. Nhờ đó, hạt Urea được làm khô để đạt được độ ẩm dưới 0.3% khối lượng khi ra khỏi thiết bị tạo hạt.

Quạt thổi khí vòi phun ( Spouting air) cung cấp dòng khí cho thiết bị tạo hạt thông qua thiết bị gia nhiệt khí vòi phun để hình thành các khoang tạo hạt. Quạt thổi khí tầng sôi cung cấp dòng khí tầng sôi đến thiết bị tạo hạt thông qua thiết bị gia nhiệt khí tầng sôi số 1 và 2 để hình thành khoang tầng sôi.

Nhiệt độ của khí vòi phun và tầng sôi được điều khiển bởi các thiết bị trao đổi nhiệt khác nhau để duy trì nhiệt độ khoang tạo hạt trong khoảng 110-1200C nhằm sấy khô và làm nguội hạt Urea một cách hiệu quả. Thiết bị tạo hạt được vận hành ở áp suất âm nhẹ.

Sau đó, hạt Urea được làm nguội đến 900C ở khoang tầng sôi cuối cùng rồi được đưa qua các sàng rung nạp liệu cửa ra thiết bị tạo hạt cân cửa tạo ra hạt và gàu nâng. Dòng sản phẩm tiếp tục được đưa qua hệ thống làm lạnh đến 45 – 50

0C, sau đó được đưa sang phân xưởng sản phẩm.

CHƯƠNG 3

AN TOÀN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ sẩn XUẤT UREA (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w