Định hướng phát triển.

Một phần của tài liệu Kênh phân phối trong bán hàng b2c (Trang 25 - 26)

Quan điểm xuyên suốt là đa dạng hóa các kênh phân phối, các loại hình tổ chức và phương thức hoạt động, các thành phần kinh tế, các chế độ sở hữu và các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển. Kết hợp thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Xây dựng và củng cố các hệ thống phân phối lớn trên phạm vi cả nước, gắn liền với tổ chức và phát triển mạng lưới phân phối nhỏ của địa phương.

Trước mắt, Bộ Công thương cần hoạch định chính sách phát triển và xác lập cơ chế quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối chủ yếu. Với hệ thống phân phối tổng hợp hàng tiêu dùng, cần có quy hoạch và chương trình phát triển mà nòng cốt là các nhà phân phối lớn hiện nay như Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Coop), tập đoàn Phú Thái.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần mở rộng, phát triển và tăng cường quản lý mạng lưới phân phối tại địa phương, trọng tâm là mạng lưới bán lẻ. Bên cạnh các loại hình như trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cần tổ chức lại và quản lý tốt các chợ, cửa hàng và hệ thống bán lẻ

cá thể theo hướng từng bước DN hóa (trở thành DN hoặc đơn vị trực thuộc DN).

Tiếp tục thực hiện và quan tâm hơn nữa các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển thương mại trong nước, trước hết và trọng tâm là phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ quy mô nhỏ ở nông thôn và miền núi.

Một phần của tài liệu Kênh phân phối trong bán hàng b2c (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(26 trang)
w