Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản

Một phần của tài liệu Tích luỹ tư bản trong thời kì chủ nghĩa tư bản hiện đại (Trang 25 - 28)

Khi tích luỹ nguyên thuỷ đã tạo ra những điều kiện để ra đời CNTB thì việc tiếp tục tước đoạt những kẻ tư hữu, sẽ mang một hình thức mới. Bây giờ kẻ cần phải bị tước đoạt không phải là người lao động kinh doanh độc lập nữa mà là nhà tư bản đang bóc lột số đông công nhân.

Sự tước đoạt đó được thực hiện qua sự tác động của quy luật nội tại của bản thân nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng cách tập trung tư bản. Một số nhà tư bản đánh quỵ nhiều nhà tư bản. Song song với sự tập trung đó, hay là việc một số ít nhà tư bản tước đoạt số đông nhà tư bản đó, thì đồng thời hình thức hiệp tác của quá trình lao động với quy mô ngày càng lớn, việc áp dụng khoa học vào kĩ thuật một cách có ý thức, việc khai thác đất đai một cách có kế hoạch, việc biến tư liệu lao động thành những tư liệu lao động chỉ sử dụng được một cách tập thể, việc tiết kiệm tất cả các tư liệu sán xuất bằng cách sử

dụng chúng với tư cách là những tư liệu sản xuất của lao động kết hợp, việc lôi cuốn tất cả các dân tộc vào mạng lưới thị trường thế giới, và đi đôi với cái đó là tính chất quốc tế của chế độ tư bản chủ nghĩa, cũng phát triển. Con số những tên trùm tư bản tiếm đoạt và nắm độc quyền tất cả những cái lợi của quá trình chuyển hoá đó ngày càng giảm đi không ngừng, thì nạn nghèo khổ, áp bức, nô dịch, thoái hoá, bóc lột càng tăng thêm, những sự căm phẫn của giai cấp công nhân một giai cấp đang ngày càng không ngừng đông đảo hơn, ngày càng được cơ cấu của bản thân quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa huấn luyện, đoàn kết và tổ chức lại cũng tăng lên. Sự tập chung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa. Cái vỏ đó vỡ tung ra. Giờ tận số của chế độ tư bản chủ nghĩa đã điểm. Những kẻ đi tước đoạt bị tước đoạt.

Phương thức chiếm hữu tư bản chủ nghĩa do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đẻ ra, và do đó cả chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa nữa, là sự phủ định đầu tiên đối với chế độ tư hữu cá nhân dựa trên lao động của bản thân. Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên. Đó là sự phủ định cái phủ định. Sự phủ định này không khôi phục lại chế độ tư hữu, mà khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa: trên cơ sở sự hợp tác và sự chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra.

Dĩ nhiên, việc biến chế độ tư hữu phân tán dựa trên cơ sở lao động của bản thân các cá nhân thành chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, là một quá trình lâu dài, gian khổ và đau đớn hơn nhiều so với việc biến chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thực tế đã dựa trên một quá trình sản xuất xã hội, thành chế độ sở

hữu xã hội. ở kia là một số ít kẻ tiếm đoạt đi tước đoạt quần chúng nhân dân, còn ở đây thì quần chúng nhân dân đi tước đoạt một số ít những kẻ tiếm đoạt.

CHƯƠNG 3 Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 3.1 Ý nghĩa về mặt lý luận

Tích luỹ tư bản một với vai trò xuất phát điểm của chủ nghĩa tư bản gọi là tích luỹ nguyên thuỷ tư bản và với vai trò là đòn bẩy cho sự phát triển quy mô của chủ nghĩa tư bản hiện nay. Chúng ta đã đi tìm hiểu cả hai loại tích luỹ tư bản trên, đã hiểu được thực chất của tích luỹ tư bản. Tất cả những điều trên trang bị cho chúng ta một thế giới quan phương pháp luận về vấn đề nghiên cứu. Một cách nhìn đúng đắn về vấn đề nghiên cứu là mục đích khi em bắt tay vào nghiên cứu đề tài. Tất cả vấn đề nghiên cứu trên sẽ là vô ích nếu nó cho ta một cái nhìn sai lệch và ngược lại sẽ là rất có ích nếu nó trang bị cho mọi người cái nhìn đúng đắn. Tư tưởng đúng đắn thì hành động mới đúng đắn được.

Sự ra đời cũng như sự tồn tại phát triển của chủ nghĩa tư bản được các nhà tư bản luôn luôn tìm cách che đậy bản chất của nó bằng cách họ không ngớt ca ngợi các chế độ này. Chế độ được sinh ra tồn tại phát triển dựa trên sự bóc lột người công nhân. Chủ nghĩa tư bản không có điều gì tốt đẹp và nó không phải là phương thức sản xuất xã hội mà loài người vươn tới. Chỉ có phương thức cộng sản chủ nghĩa mới là phương thức mà xã hội vươn tới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này.

CNTB không ngừng giải thích sự ra đời của nó bằng những câu chuyện nhằm che dấu bản chất của nó. Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản được thực hiện bằng bạo lực và cướp bóc, chủ nghĩa tư trong sự cưỡng bức, buổi khai sinh của chủ nghĩa tư bản đã không tốt đẹp gì. Tiếp đó tích luỹ tư bản góp phần mở rộng quy mô bóc lột. Một phương thức sản xuất mà dựa trên chế độ tư

hữu, số ít người bóc lột nhiều người thì nhất quyết không phải là phương thức sản xuất gương mẫu mặc dù nó đã có công lao to lớn trong công việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Bản chất của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, là không công bằng, xã hội tư bản đầy dẫy những bất công và tích luỹ tư bản có cái nhiệm vụ là sinh ra chủ nghĩa tư bản và đồng thời cũng phủ định chính bản thân chủ nghĩa này. Tóm lại thông qua ta càng thấy rõ được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Qua đó càng khẳng định con đường mà Đảng ta chọn là tiến lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn.

Vai trò của tích luỹ tư bản thì ta không thể phủ nhận được. Nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, xã hội hoá nền sản xuất. Nó tạo tiền đề ra đời chủ nghĩa tư bản rồi lại phủ định chủ nghĩa tư bản và tạo tiền đề cho phương thức sản xuất tiến bộ của xã hội loài người đó là chủ nghĩa xã hội. Và khi chủ nghĩa xã hội ra đời thì tích luỹ vẫn còn đầy đủ vai trò của nó và khi đó nó được gọi là tích luỹ vốn. Ta không nên đánh đồng tích luỹ với chủ nghĩa tư bản mà loại trù nó bởi như thế cũng có nghĩa là ta triệt tiêu sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tích luỹ vốn dược sử dụng trong xã hội chủ nghĩa với hình thái biến tướng phù hợp.

Tóm lại con đường mà chúng ta lựa chọn không thể phủ nhận là hoàn toàn đúng đắn. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lênin cùng tư tưởng Hồ Chí Minh đang rọi con đường đúng đắn cho chúng ta. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội mới có công bằng mới không có người bóc lột người.

Một phần của tài liệu Tích luỹ tư bản trong thời kì chủ nghĩa tư bản hiện đại (Trang 25 - 28)

w