Đánh giá thực tiễn công tác áp dụng marketing các sản phẩm huy động vốn tại các NHTM.

Một phần của tài liệu Marketing các sản phẩm huy động vốn tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 28 - 31)

- Tên sản phẩm vẫn còn đơn điệu, khô khan, khó gây ấn tượng cho khách hàng Các sản phẩm huy động là giấy tờ có giá còn mờ nhạt khó cho khách hàng tiếp cận.

1.2.2.Đánh giá thực tiễn công tác áp dụng marketing các sản phẩm huy động vốn tại các NHTM.

phẩm huy động vốn tại các NHTM.

Điểm mạnh:

- Các ngân hàng đã làm tốt công tác nghiên cứu và phân khúc thị trường: Trú trọng đến việc phân loại nhóm khách hàng thành 2 nhóm lớn là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, đã có sự quan tâm đến nhu cầu khách hàng, đã hiểu hơn khách hàng của ngân hàng cần gì?

- Về sản phẩm: các NHTM đã làm chủ được sản phẩm của mình, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, từ lợi ích cơ bản đã có sự phát triển các sản phẩm phụ, sản phẩm hỗ trợ, gói sản phẩm…phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Kênh phân phối: ngày càng được mở rộng, đặc biệt có sự phát triển nhanh của các kênh phân phối hiện đại, góp phần tạo sự linh hoạt, chủ động cho khách hàng. Các ngân hàng đã có sự nghiên cứu trước khi quyết định mở rộng kênh phân phối xem nên mở ở đâu? số lượng bao nhiêu và kích thích khách hàng sử dụng như thế nào?

- Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng(đánh giá về mức độ thỏa mãn của khách hàng): hầu hết các ngân hàng coi khách

hàng là trung tâm, “ khách hàng là thượng đế”, là người tạo nên sự thành công cho ngân hàng vì vậy mà công tác chăm sóc khách hàng ngày càng tốt.

- Xúc tiến- truyền thông: Chưa bao giờ mà ngành ngân hàng lại chạy đua về công tác truyền thông như hiện nay, các ngân hàng đã ý thức được những lợi ích to lớn: tăng uy tín, hình ảnh ngân hàng trên thị trường…trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Điểm yếu( Hạn chế)

- Chưa đầu tư vào chiến lược sản phẩm: Sản phẩm đơn điệu, hình thức kém thu hút, không gây được ấn tượng với khách hàng.

- Kênh phân phối: phát triển nhanh nhưng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là chi nhánh, phòng giao dịch điều này làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.

- Chăm sóc khách hàng vẫn còn thiếu chuyên nghiệp, tại những phòng giao dich ở nông thôn khách hàng “vẫn chưa là thượng đế”, nhân viên ngân hàng chuyên môn kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

- Nguồn vốn huy động được chưa tương xứng với tiềm năng của xã hội, trong khi lượng tiền nhàn rỗi xã hội vẫn còn rất nhiều.

CHƯƠNG 2: Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác marketing các sản phẩm huy động vốn tại NHTM.

Bản chất của marketing chính là việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy giải pháp nâng cao hiệu quả của marketing các sản phẩm huy động vốn cũng là những giải pháp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, sao cho lợi ích họ thu về trên 1 đồng bỏ ra là lớn nhất.

 Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường thôi chưa đủ mà các NHTM cần phải đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới sao cho thu hút khách hàng, hoàn thiện sản phẩm hiện tại. Phát triển kênh phân phối hợp lý nhất là các kênh hiện đại…

Tức là ngân hàng cần có 1 chiến lược marketing cụ thể, và đảm bảo thực hiện theo đúng chiến lược đó.

- Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường và đặt câu hỏi “ khách hàng cần gì?” “ ngân hàng có những gì?” “ ngân hàng muốn đi đến đâu?”…

- Đưa ra sản phẩm mới từ những lợi ích mà NH muốn cung cấp cho khách hàng( tên gọi sản phẩm là gì để có thể thu hút khách hàng? Logo, hình ảnh?, sản phẩm đi kèm nào thích hợp?...) hoặc hoàn thiện những sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp(đơn giản hồ sơ thủ tục, hoàn thiện quy trình, áp dung khoa học công nghệ..).

- Làm sao để sản phẩm khi ra thị trường sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng? Công tác quảng cáo, tuyên truyền ra sao? Đào tạo nhân viên như thế nào để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất.

 Đào tạo người nhân viên ngân hàng không chỉ về chuyên môn mà quan trọng là cả về kĩ năng: kĩ năng bán hàng, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng mềm…Đảm bảo 1 người nhân viên ngân hàng: “Quần áo chỉn chu- Miệng nở nụ cười- Phong thái tự tin- Thái độ không tồi”. Bởi khách hàng chính là trung tâm của ngân hàng, không có khách hàng sẽ không có ngân hàng, nên công tác chăm sóc khách hàng là công việc hàng đầu đảm bảo sự tồn tại của ngân hàng, mà người làm việc đó không ai khác ngoài nhân viên ngân hàng.

 Phát triển marketing quan hệ và marketing đối nội trong huy động vốn bằng các sản phẩm huy động vốn nói riêng và toàn công việc kinh doanh của ngân hàng nói chung.

- Marketing quan hệ: đây là xu hướng phát triển hiện nay của marketing ngân hàng, nội dung của marketing quan hệ là thu hút- duy trì- nâng cao quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Lại quay trở lại bài toán chăm sóc khách hàng: sự tin tưởng là yếu tố cốt lõi trong mối quan hệ và sự thỏa mãn của khách hàng sẽ là lợi nhuận của ngân hàng bởi lợi nhuận được chi trả dựa trên sự thỏa mãn mới lâu dài. “Một khách hàng hài lòng với dịch vụ sẽ không

quay lưng với thương hiệu”, khách hàng cần sự hài lòng về dịch vụ, có được sự tôn trọng, trân trọng và ghi nhớ. - Marketing đối nội: Đầu tư vào yếu tố con người, đảm bảo

rằng mọi nhân viên sẽ ý thức được mục tiêu mà ngân hàng hướng tới, nâng cao toàn diện nhân tố con người, đưa ra những chính sách về tiền lương, đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc tích cực, bố trí công việc hợp lý, từng bước xây dựng niểm tin, hành vi, thái độ tạo nên phong cách văn hóa riêng của ngân hàng mình- văn hoá kinh doanh ngân hàng.

KẾT LUẬN

Để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh thì các NHTM ở Việt Nam phải huy động được vốn, đây là yếu tố sống còn của kinh doanh ngân hàng, tức là các ngân hàng phải “ Bán” được càng nhiều các sản phẩm huy động vốn của mình càng tốt. Để có thể làm được điều này thì không thể thiếu một chiến lược marketing, một chiến lược marketing cụ thể, tỉ mỉ dựa trên kết luận nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và tuân thủ chiến lược đề ra nghiêm túc chính là đáp án cho bài toán “ Làm thế nào để bán được càng nhiều sản phẩm huy động vốn hơn?”. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược và con người, bởi con người chính là bản chất của marketing.

Trong môi trường kinh doanh ngân hàng nhạy cảm và hết sức biến động, điều chỉnh chiến lược cho phù hợp sẽ giúp các ngân hàng làm chủ vận mệnh của mình.

Một phần của tài liệu Marketing các sản phẩm huy động vốn tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 28 - 31)