Thị pha tổng quát Ðiểm ba: TOP

Một phần của tài liệu Chương 9: Thuyết động học (Trang 29 - 31)

IX. SỰ BIẾN ÐỔI PHA CỦA VẬT CHẤT

3.thị pha tổng quát Ðiểm ba: TOP

Xét một hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt với hai pha lỏng và hơi bãío hòa . Cho hệ toả nhiệt, nhiệt độ của hệ giảm xuống. Muốn cho hệ đạt trạng thái cân bằng nhiệt mới, áp suất của hệ cũng phải giảm theo. Ðiểm đặc trưng cho trạng thái cân bằng mới trên giản đồ (p,T) dịch về phía dưới.

Hệ tiếp tục toả nhiệt, toàn thể pha lỏng sẽ chuyển sang pha rắn và kết thúc quá trình kết tinh là sự xuất hiện trạng thái cân bằng nhiệt giữa hai pha rắn và hơi bão hòa.

Suốt trong thời kỳ kết tinh, nhiệt độ của hệ không đổi. Sau khi sự kết tinh hòan thành, nếu hệ tiếp tục toả nhiệt, nhiệt độ của hệ sẽ lại giảm xuống. Muốn thiết lập sự cân bằng nhiệt mới giữa hai pha rắn và hơi bão hòa thì phải giảm áp suất của hệ. Do đó các điểm đặc trưng cho trạng thái cân bằng nhiệt sẽ dịch chuyển xuống dưới, tạo ra đường thăng hoa BO.

Nếu từ trạng thái kết tinh ứng với điểm B, ta không để hệ truyền nhiệt ra ngoài mà lại truyền nhiệt cho hệ thì hệ sẽ từ trạng thái rắn kết tinh chuyển sang pha lỏng, tức là nóng chảy. Nếu tăng áp suất thì nhiệt độ nóng chảy sẽ phải tăng theo. Ðiểm nóng chảy, đặc trưng cho sự cân bằng nhiệt giữa pha rắn và pha lỏng, dịch chuyển lên trên và vẽ nên đường nóng chảy hay đường đông đặc (gần như đường thẳng).

Ðộ dốc của đường nóng chảy có thể âm hay dương tuỳ thuộc dấu vào sự thay đổi thể tích của chất rắn khi nóng chảy

Ðiểm B, nằm tại giao điểm của 3 đường cong biến đổi pha hoá hơi nóng chảy và thăng hoa được gọi là điểm Ba. Ðiểm Ba xác định điều kiện cân bằng giữa ba pha.

+ Nếu đường nóng chảy lệch về phía trái của điểm Ba thì có hiện tượng dị thường : Nén khí đẳng nhiệt thì áp suất tăng, hệ trãi qua từ pha hơi sang phá rắn, rồi mới sang pha lỏng. Hiện tượng này xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ "điểm Ba".

Một phần của tài liệu Chương 9: Thuyết động học (Trang 29 - 31)