0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Các nhân tố về tổ chức và trình độ tổ chức hoạt động dự trữ quốc gia

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ TRỮ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

quốc gia

Hoạt động DTQG đạt được hiệu quả khi công tác tổ chức được quan tâm đúng mức. Mọi việc thành công hay thất bại đều do con người và tổ chức. Nếu có một hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia phù hợp, triển khai thực hiện hoạt động một cách khoa học, kiểm tra chặt chẽ thì kết quả đạt được sẽ cao.

1.3.7. Các nhân tố thuộc về quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế càng rộng, càng sâu cả về ngoại giao và thương mại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động DTQG, tác động đến quy mô và mặt hàng dự trữ. Quan hệ quốc tế về thương mại rộng mở, tăng xuất khẩu là điều kiện cho giảm dự trữ bằng hiện vật và chuyển sang dự trữ ngoại tệ hoặc có thể giảm dự trữ một cách tương đối. Quan hệ quốc tế vừa là cơ sở để xác định nguồn hàng nhập khẩu cho dự trữ, những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được và có vai trò quan trọng đối với quốc phòng an ninh thì bắt buộc phải có dự trữ bằng hiện vật và lượng ngoại tệ cần thiết cho nhập khẩu, quan hệ quốc tế còn là điều kiện cho hiện đại hoá hoạt động DTQG, bằng tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển.

1.4. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới về cơ chế quản lý nhà nƣớc về dự trữ quốc gia và khả năng ứng dụng vào Việt Nam

1.4.1. Quan điểm của một số nước trên thế giới về cơ chế quản lý của nhà nước về dự trữ quốc gia

nước nào cũng phải tổ chức dự trữ quốc gia. Các nước đều đặc biệt quan tâm đến việc tạo dựng một lực lượng dự trữ quốc gia gồm những vật tư, hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống để sẵn sàng đối phó với những bất trắc xảy ra. Cơ chế quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia được ban hành thống nhất thành một hệ thống đồng bộ các văn bản luật hoặc pháp lệnh DTQG.

Nhiều nước đã ban hành Luật về DTQG như, (1) Trung Quốc, ban hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia về lương thực vào năm 2003; (2) Malaysia, năm 1970 ban hành luật “Thóc gạo và các sản phẩm lương thực”. Từ đó đến nay luật được áp dụng và luôn được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế; (3) Philippin, đạo luật về hàng dự trữ quốc gia do Thượng nghị viện ban hành còn được gọi là đạo luật dự trữ gạo khẩn cấp năm 2010; (4) Bungari, luật dự trữ quốc gia và dự trữ thời chiến được ban hành năm 2003 và sửa đổi lần gần nhất năm 2006; (5) Ấn Độ, luật về dự trữ hàng hóa thiết yếu trong trường hợp có chiến tranh hay thiên tai ban hành năm 1955, sửa đổi lần gần nhất là năm 1983; (6) Anh, luật về dự trữ hàng hóa thiết yếu ban hành năm 1938; (7) Zămbia, luật dự trữ lương thực quốc gia ban hành năm 1995; (8) Macedonia, luật về dự trữ quốc gia được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 24/9/2004; (9) Mỹ, luật dự trữ ngũ cốc bắt đầu áp dụng thực hiện năm 1996, thay thế cho luật dự trữ bột mỳ năm 1980; (10) Nhật Bản ban hành luật dự trữ dầu khí.

Tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế của mỗi nước mà tổ chức dự trữ những loại hàng hóa thiết yếu như lương thực thực phẩm, thuốc và các trang thiết bị y tế, máy móc… khác nhau về quy mô, về danh mục và phân công quản lý điều hành sử dụng dự trữ quốc gia cho các mục tiêu khác nhau.

Cộng hoà Inđônêxia: Hoạt động dự trữ quốc gia được tổ chức thành

hệ thống tập trung: Uỷ ban hậu cần quốc gia (Bulog) là thành viên Chính phủ, dự trữ về lương thực, thực phẩm và được trao quyền cân đối xuất, nhập khẩu, định giá mua bán lương thực. Cơ quan này được phân cấp quản lý và thực

hiện nhiệm vụ gồm có BULOG (cơ quan đầu não), các đơn vị trực thuộc BULOG cấp tỉnh và các Tổng kho dự trữ.

Việc mua bán hàng DTQG được thực hiện thông qua đấu thầu hoặc thu mua trực tiếp từ nông dân, lái buôn hay các cơ sở kinh doanh. Giá mua, giá bán áp dụng giá sàn và giá trần trong thu mua, xuất bán hàng hóa dự trữ. BULOG được Chính phủ trao toàn quyền trong xuất nhập khẩu và quy định giá thu mua hàng hóa mà cơ quan này quản lý. BULOG thực hiện mua với giá trần để người nông dân có lợi và khi xuất bán hàng hóa dự trữ thì áp dụng giá sàn để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Nhà nước sử dụng dự trữ quốc gia để điều tiết cung - cầu, bình ổn thị trường, với việc Bulog ứng tiền cho nông dân trong kỳ giáp hạt, đến mùa thu lại tiền nợ bằng lúa theo giá tại thời điểm mua (giá thị trường) tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất mà không phải lo thị trường tiêu thụ và giá cả sản xuất được đảm bảo.

Trung Quốc: Nước có trên 1.273 triệu dân chuyển từ xã hội nông nghiệp - nông thôn sang xã hội công nghiệp - đô thị, từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước rất quan tâm đến dự trữ quốc gia, tổ chức hoạt động dự trữ quốc gia thành hệ thống. Trung Quốc có hai cơ quan làm nhiệm vụ dự trữ quốc gia đó là: Cục Dự trữ vật tư nhà nước (dự trữ về xăng dầu, vật tư) và Cục Dự trữ lương thực nhà nước (dự trữ: thóc, gạo, lúa mì, ngô, đại mạch) trực thuộc Quốc vụ viện

Về lương thực, Trung Quốc có mức dự trữ quốc gia đạt ở mức cao 130 triệu tấn đủ ăn cho dân số cả nước trong 3 tháng. Nguồn nhập kho dự trữ chủ yếu là thuế nông nghiệp. Để duy trì lượng lương thực dự trữ, Nhà nước thu mua khoảng 3/4 lượng lương thực đưa ra thị trường với mức giá thấp hơn giá thị trường tự do.

hành mọi yêu cầu cung ứng kịp thời cho Tổng công ty dự trữ lương thực. Ngoài nhiệm vụ cung cấp cho nhà nước, Tổng công ty được phép kinh doanh vận hành theo cơ chế thị trường, tuy nhiên luôn luôn phải đảm bảo an toàn về số lượng và chất lượng của hàng hóa dự trữ trước nhà nước, kịp thời xuất hàng ứng cứu khi Chính phủ yêu cầu.

Nhật Bản: Tổ chức dự trữ quốc gia 3 nhóm hàng chính là xăng dầu,

lương thực, nguyên liệu (kim loại quý), hình thành tổ chức Cục Dự trữ lương thực và Cục Dự trữ xăng dầu thuộc Bộ công nghiệp và Thương mại.

Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về dự trữ dầu khí, xét duyệt, giao quyền, kiểm tra và có quyền hủy bỏ đăng ký sản xuất, thực hiện nhập khẩu, bảo quản và phân phối dầu khí theo yêu cầu của nhà nước cho Các Tổng công ty, Công ty, doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân đăng ký dự trữ cho nhà nước. Về phía đơn vị thực hiện được hưởng ưu đãi trong kinh doanh, chuyển nhượng và trợ cấp lãi vay; còn trong trường hợp vi phạm các điều khoản bị áp dụng chế tài xử lý như phạt tù hoặc tiền theo mức độ vi phạm.

Tuy là một cường quốc kinh tế, lại là quốc gia hầu như không có khoáng sản, Nhật Bản luôn luôn nhấn mạnh đến an ninh kinh tế và cho rằng phải gắn với việc đảm bảo các nguồn dự trữ nguyên liệu, năng lượng và lương thực thực phẩm, mặt hàng ít, nhưng khối lượng rất lớn và luôn đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Dự trữ quốc gia của Nhật Bản luôn luôn được tích luỹ tăng cả về hiện vật và giá trị.

Hàn Quốc: Cục quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia, thuộc Bộ Hành

chính và An toàn Hàn Quốc với vai trò hoạch định chính sách, giải quyết các vấn đề cấp bách ở tầm quốc gia, đảm bảo an ninh khi có chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên hàng hóa dự trữ quốc gia không do cơ quan này nắm giữ mà được đưa về các Bộ tương ứng. Cụ thể, Bộ Nông Lâm Thủy sản và

Nghề cá quản lý lương thực; Bộ Tài nguyên quản lý xăng dầu; Bộ Y tế quản lý thuốc men...Cục quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia có quyền đưa ra quyết định xử lý các tình huống khẩn cấp và huy động hàng hóa dự trữ cho Chính phủ khi có nhu cầu, chính sách này được công khai cho toàn dân biết.

Cơ chế quản lý của Hàn Quốc phù hợp với điều kiện thực tiễn, hoạt động theo cơ chế thị trường nên việc mua bán lương thực dự trữ cũng hoàn toàn do thị trường quyết định, việc mua lương thực dự trữ ở Hàn Quốc không qua đấu thầu.

1.4.2. Những kinh nghiệm rút ra và khả năng ứng dụng vào Việt Nam

Trước hết, cơ chế quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia được theo

nguyên tắc tập trung, thống nhất thành một hệ thống có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Đó là, kinh nghiệm của Inđônêxia, Trung Quốc.

Thứ hai, cơ chế quản lý của nhà nước về dự trữ quốc gia, quản lý tập

trung thống nhất, tăng cường xã hội hóa, chủ động đáp ứng kịp thời các tình huống thiên tai xảy ra, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, chính trị - xã hội. Đó là, kinh nghiệm của Hàn Quốc, Nhật Bản.

Chương 2

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỰ TRỮ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

2.1. Cơ chế quản lý nhà nƣớc về dự trữ quốc gia và qua các thời kỳ ở Việt Nam

Sau khi hoà bình được lập lại năm 1954, để thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng lịch sử trong cả nước, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá I, từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955, Quốc hội đã ra nghị quyết khẳng định chủ trương của Đảng và nhà nước ta về công tác dự trữ quốc gia: “Xây dựng cho được một

lực lượng dự trữ hùng hậu để ứng phó với mọi tình hình bất trắc xẩy ra”.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngày 13/1/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 663/TTg, về tổ chức dự trữ vật tư của quốc gia,với danh mục gồm 27 loại vật, tư hàng hoá trị giá trên 50 triệu đồng, đồng thời giao cho Uỷ ban kế hoạch Quốc gia theo dõi việc tổ chức và bảo quản hàng hoá dự trữ được giao tại 4 Bộ: Thương nghiệp, Công nghiệp, Quốc phòng, Y tế.

Để thống nhất việc quản lý lực lượng dự trữ quốc gia, ngày 7-8-1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 997/TTg, về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước trực thuộc Phủ Thủ tướng.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, thống nhất công tác dự trữ quốc gia của cả nước và trực tiếp giữ gìn các loại vật tư hàng hoá dự trữ quốc gia, Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước đã triển khai 18 Ban đại diện vật tư dự trữ tại các khu vực ở Miền Bắc, từ Vĩnh Linh trở ra; hệ thống kho tàng của Cục cũng được xây dựng trên các địa bàn trọng yếu để từng bước tiếp nhận và trực tiếp dự trữ một khối lượng lớn các mặt hàng lương thực, vật tư của Nhà nước [22].

của nước ta đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động độc lập; với chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức chuyên ngành từ ngày 7 tháng 8 năm 1956.

2.1.1. Dự trữ quốc gia phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh giải phóng miền nam từ 1956 – 1975

2.1.1.1. Giai đoạn 1956 - 1960

Với đặc trưng của giai đoạn này là Nhà nước thống nhất quản lý tập trung cao đối với hoạt động dự trữ quốc gia. Trong giai đoạn này, Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước đã tiếp nhận hàng hoá, kho tàng dự trữ từ các Bộ chuyển sang và thực hiện nhiệm vụ trực tiếp quản lý lương thực, vật tư dự trữ quốc gia; đồng thời đẩy mạnh việc nhập tăng cường lực lượng hàng hoá dự trữ. Ngoài những mặt hàng đã có như kim khí, thiết bị, vải, thóc, muối …, Thủ tướng Chính phủ còn giao kế hoạch nhập kho dự trữ các mặt hàng mới như da thuộc, ni-lon, than đá, các loại hoá chất nổ…, tiếp nhận các loại hàng hoá viện trợ, các loại vật tư, thiết bị ứ đọng và tài sản thu hồi, tiếp quản gần 28 loại hàng đưa về kho dự trữ để sửa chữa, đồng bộ hoá thiết bị, sẵn sàng cung cấp theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ.

Khối lượng hàng hoá dự trữ nêu trên được quản lý tập trung và do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, điều hành, là nguồn vật chất dự phòng chiến lược quan trọng, nhằm phục vụ cho công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

2.1.1.2. Giai đoạn 1961 - 1975

Với đặc trưng nổi bật của giai đoạn này là Nhà nước tăng cường tiềm lực hàng hoá dự trữ để phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện miền Nam. Đồng thời, do yêu cầu của thời chiến, đã có sự thay đổi về tổ chức bộ máy quản lý dự trữ: thực hiện chuyển giao nhiệm vụ trực tiếp bảo quản một số hàng hoá cho các Bộ chuyên ngành, tiến hành phân tán, sơ

tán hàng hoá dự trữ để chống chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.

Để phù hợp với điều kiện và tình hình mới, ngày 18-10-1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 165/CP thành lập Tổng cục Vật tư (năm 1969 chuyển thành Bộ Vật tư) và chuyển Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước từ Phủ Thủ tướng về trực thuộc Tổng cục Vật tư. Đây là lần đầu tiên chuyển đổi về tổ chức sau 5 năm thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước.

Sau khi chuyển về Tổng cục Vật tư, các chức năng, nhiệm vụ của Cục về cơ bản vẫn giữ như khi Cục trực thuộc Phủ Thủ tướng. Tuy nhiên, Cục chỉ trực tiếp dự trữ các mặt hàng: Lương thực, muối, vải mặc, vải bạt, ni-lon, da thuộc … Các mặt hàng như kim khí, thiết bị, hoá chất… bàn giao cho các Cục quản lý ngành hàng của Tổng cục Vật tư như: Cục Kim khí, Cục Thiết bị, Cục Nhiên liệu hoá chất… Đến các năm 1965 và 1967, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển giao tiếp nhiệm vụ dự trữ lương thực sang Tổng cục Lương thực và dự trữ muối sang Bộ Nội thương. Ngày 05-10-1972, Bộ Vật tư ban hành Quyết định số 569/VT-QĐ, chuyển việc dự trữ các mặt hàng thiết bị, kim khí, hoá chất, … từ các Tổng công ty trực thuộc Bộ Vật tư (Cục quản lý ngành hàng thuộc Bộ Vật tư trước đây), giao lại cho Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước trực tiếp quản lý.

Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 120/CP ngày 05-8-1967 và Chỉ thị số 51/CP ngày 09-4-1968 về công tác quản lý dự trữ vật tư Nhà nước. Nghị quyết số 120/CP và Chỉ thị 51/CP nêu trên đã đề ra những nguyên tắc cơ bản về xây dựng kế hoạch; nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách về phân phối và sử dụng hàng hoá dự trữ; phân công các cơ quan quản lý trực tiếp dự trữ hàng và giao Tổng cục Vật tư (năm 1969 chuyển thành Bộ Vật tư), thay mặt Hội đồng Chính phủ quản lý thống nhất Nhà nước về dự trữ quốc gia. Theo các văn bản này, tổ chức của ngành Dự trữ Nhà nước từng bước được

phát triển thành hệ thống, bao gồm các cơ quan dự trữ thuộc các Bộ: Quốc phòng, Y tế, Nội thương, Lương thực, Vật tư, Bưu điện … với hệ thống kho tàng dự trữ hàng hoá để phân tán ở các địa bàn xung yếu.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ TRỮ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

×