Nhiên liệu lỏng dùng trong các lò công nghiệp thường là các loại dầu như: DO, FO... Để đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu cần biến dầu thành các hạt nhỏ gọi là bụi dầu. Chất biến dầu thành bụi thường là không khí được cấp từ quạt ly tâm cao áp. Chất biến bụi có áp cao tác động đến dầu, phá vỡ độ bền vững của dầu và biến dầu thành các hạt nhỏ li ti.
Bụi dầu trước khi cháy thành ngọn lửa phải đi qua các giai đoạn: Hoà trộn giữa bụi dầu và ôxi của không khí thành hỗn hợp. Hỗn hợp được sấy nóng và bụi dầu bốc hơi.
Phân hủy các hợp chất hydrocacbon. Xảy ra các phản ứng cháy.
Tuy tách biệt ra thành các giai đoạn cháy, song thực tế các khâu này có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu quá trình trao đổi nhiệt của môi trường với hỗn hợp chất biến bụi
và nhiên liệu tốt thì hỗn hợp được sấy nóng nhanh, dầu bốc hơi tốt và quá trình cháy xảy ra nhanh. Hạt dầu càng nhỏ, thời gian sấy ngắn, bốc hơi càng nhanh thì sự cháy xảy ra càng nhanh. Khi cháy, có sự phân hủy các hợp chất hydrocacbon nên có các hạt muội than.
Để đốt cháy nhiên liệu dạng lỏng, thiết bị hay dùng là béc phun( mỏ phun). Béc phun biến dầu thành các hạt nhỏ li ti để đưa vào lò. Béc phun được chia làm 2 loại: béc phun thấp áp vá cao áp. Đặc tính của hai loại béc phun này được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.8 : Các đặc tính của béc phun thấp áp và cao áp
Đặc tính Béc phun
Thấp áp Cao áp
Chất biến bụi dầu. v.v... Không khí do quạt cấp
1) Không khí nén 2) Hơi nước
Áp suất của chất biến bụi (KN/m2) 2,95 – 8,8 1) Không khí nén: 90 - 780 2) Hơi nước: 590 – 1780 Lượng chất biến bụi(không khí)% của
tổng lượng không khí cần đốt cháy nhiên liệu...
100 7 -12
Nhiệt độ nung không khí 0C 300 Không hạn chế
Lượng chất biến bụi cho 1 Kg dầu (Kg) - 1) Không khí: 0,6 2) Hơi nước: 0,8 Tốc độ chất biến bụi ra khỏi miệng ống
(m/s) 50 – 80
Thường đến 330 đôi khi lớn hơn
Mức độ biến bụi(đường kính hạt bụi
dầu) (mm) Đến 0,5 0,1 – 0,2
Đối với lò đốt công suất 100 kg/h, dùng béc phun thấp áp.