Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NIÊM YẾT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT (Trang 32 - 37)

4. Cổ đông ngoài Công ty 562.590 5.625.900.000 63,4%

2.3.2.2. Nguyên nhân

Kết quả hoạt động tư vấn niêm yết của BVSC không chỉ phụ thuộc vào bản thân công ty, mà cũng giống như các hoạt động khác trong nền kinh tế, nó cũng chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Trong thực tế, hoạt động tư vấn niêm yết ở BVSC bị hạn chế bởi những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ quan:

Trình độ, số lượng, năng lực của nhân viên tư vấn còn hạn chế

BVSC là CTCK đầu tiên tham gia vào thị trường chứng khoán Việt nam. BVSC đã tư vấn niêm yết cho 90 công ty nên nhân viên tư vấn ít nhiều đã tích luỹ được kinh nghiệm, dễ dàng đối phó với những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn. Không chỉ có kinh nghiệm, các nhân viên tư vấn của BVSC đa phần là những người trẻ nên rất năng động, nhiệt tình. Tuy nhiên, ở BVSC thiếu sự chuyên môn hoá trong phân công lao động, còn gặp nhiều khó khăn về nhân sự.

Thị trường chứng khoán Việt nam còn non trẻ, nhân viên của công ty chủ yếu là từ các ngành ngân hàng, tài chính…chuyển sang, số nhân viên còn lại, đa số

mới ra trường nên kinh nghiệm công tác chưa có. Đa phần các cán bộ chủ chốt, cán bộ nghiệp vụ của Công ty đều mới chỉ hoàn thành các khoá học của UBCKNN về chứng khoán và thị trường chứng khoán, số nhân viên được đào tạo bài bản các khoá học chính quy ở trong và ngoài nước còn ít.

Hơn nữa, tại BVSC chưa tổ chức một đội ngũ nhân viên riêng để thực hiện các nghiên cứu, đánh giá nhu cầu thị trường để phát triển các dịch vụ mới, bổ trợ cho các nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ tư vấn niêm yết nói riêng.

Tiềm lực tài chính thấp của công ty

Trong thời gian đầu hoạt động, khi thị trường chứng khoán nước ta còn non trẻ thì mức vốn 150 tỷ đồng của BVSC là hợp lý. Song trong thời gian gần đây, khi mà các CTCK đã đồng loạt tăng mức vốn điều lệ cho phù hợp với quy mô lớn mạnh của thị trường. Ví dụ như CTCK Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín có vốn điều lệ là 1100 tỷ đồng, ngay cả CTCK VNS mới thành lập cũng có vốn điều lệ 161 tỷ đồng …thì so với các công ty này, số vốn của BVSC còn thấp. Hiện nay pháp luật (nghị định 14/2007/NĐ-CP) quy định để thực hiện các nghiệp vụ thì mức vốn điều lệ tối thiểu phải là 300 tỷ đồng nên BVSC gặp khó khăn về tài chính trong việc nâng cao chất lượng nhân sự, thay đổi công nghệ, nghiên cứu và triển khai các hoạt động tư vấn mới trên diện rộng.

Yếu tố công nghệ của BVSC còn hạn chế

Hiện nay, các trang thiết bị công nghệ cần thiết ở BVSC được trang bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trình độ khoa học công nghệ của các nhân viên còn chưa cao, chưa đồng bộ nên chưa tận dụng được hết các lợi ích mà công nghệ hiện đại mang lại.

Chính sách khách hàng của BVSC còn chưa hoàn thiện; Sự phối hợp giữa các nghiệp vụ còn chưa thật sự chặt chẽ

Chính sách khách hàng của BVSC trong thời gian qua còn nhiều điểm hạn chế. Hội nghị khách hàng không được tổ chức thường xuyên, chính sách giá còn chưa hấp dẫn, do đó đã ảnh hưởng phần nào tới số lượng khách hàng của Công ty.

Nguồn khách hàng từ tư vấn cổ phần hoá và tổ chức đấu giá cổ phần là nguồn khách hàng tiềm năng cho tư vấn niêm yết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp do sự kết hợp giữa các bộ phận chưa thật sự gắn kết, tạo tiền đề để phát triển nghiệp vụ khác, nên khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn cổ phần hoá của Công ty lại sử dụng dịch vụ tư vấn niêm yết của công ty chứng khoán khác. Đây là điều rất đáng tiếc, cần hạn chế trong thời gian tới.

Nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan chúng ta nghiên cứu dưới đây là những nguyên nhân tác động đến tâm lý ngại niêm yết của các doanh nghiệp Việt nam hiện nay. Do đó, dẫn đến hoạt động tư vấn niêm yết ở BVSC cũng như các CTCK khác gặp khó khăn, quy mô hoạt động còn hạn hẹp như hiện nay. Chi tiết như sau:

Khung pháp lý còn nhiều vấn đề bất cập

Thứ nhất, luật pháp quy định các công ty niêm yết phi thực hiện chế độ công bố thông tin định kỳ nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Quy định này là chính đáng, tuy nhiên gây bất lợi cho công ty niêm yết so với các đối thủ cạnh tranh. Đây chính là trở ngại khiến các doanh nghiệp chưa muốn tham gia TTCK. Thiết nghĩ, trong thời gian tới Nhà nước nên có quy định thực hiện công khai hoá thông tin của các doanh nghiệp nói chung. Từ đó thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Thứ hai, các thủ tục niêm yết và phát hành chứng khoán còn khà rườm rà, phức tạp. Việc cấp giấy phép niêm yết của UBCKNN cho các doanh nghiệp niêm yết và phát hành còn mất nhiều thời gian. Việc làm này nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh và gây tâm lý ngại ngần hay lúng túng trong quá trình tham gia niêm yết của doanh nghiệp.

Các chính sách của Nhà nước trong việc tăng hàng hoá cho TTCK chưa thực sự phát huy tác dụng.

Sự ưu đãi duy nhất của Nhà nước đối với doanh nghiêp niêm yết là doanh nghiệp được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm kể từ khi thực hiện niêm yết. Xét trong điều kiện nước ta hiện nay, khi doanh nghiệp lên niêm yết gặp phải nhiều khó khăn so với không niêm yết thì sự ưu đãi này chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia TTCK.

Ngoài ra, Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi cụ thể đối với các CTCK nói chung và hoạt động tư vấn niêm yết nói riêng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà TTCK nước ta còn nhỏ bé, hàng hoá trên thị trường còn khan hiếm.

Những vướng mắc từ phía doanh nghiệp khi tham gia niêm yết

Thứ nhất, về nhận thức vai trò và lợi ích của việc tham gia TTCK: Việc xây dựng và phát triển TTCK ở nước ta còn mới mẻ, công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cập nhật thông tin, phổ biến các nội dung liên quan đến công ty cổ phần và thực hiện niêm yết chứng khoán chưa được tiến hành thường xuyên trên quy mô lớn. Vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các cổ đông của doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, sự cần thiết, lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia TTCK. Các lãnh đạo doanh nghiệp có tâm lý lo ngại bị mất vị trí quản lý, điều hành, lo sợ không có nhiều lợi ích cá nhân khi công ty tham gia niêm yết. Các cổ đông của doanh nghiệp lại không nhận thức đầy đủ về những lợi ích gián tiếp mà mình nhận được, đó là tính thanh khoản của của cổ phiếu, giá trị của cổ phiếu sẽ tăng theo kết quả hoạt động của doanh nghiệp, công ty dễ dàng huy động vốn với chi phí vốn thấp. Do đó các cổ đông nhỏ, cổ đông là nhân viên trong công ty không đề xuất việc đưa doanh nghiệp lên niêm yết với các cấp quản lý để thực hiện quyền của mình.

Thứ hai, có nhiều công ty cổ phần không đáp ứng điều kiện niêm yết về tỷ lệ cổ phần ra công chúng: Luật chứng khoán 2006 của Chính phủ quy định một trong

những điều kiện niêm yết chứng khoán là có“ tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài tổ chức phát hành nắm giữ”. Tuy nhiên, hiện nay các CTCP có số lượng cổ đông bên ngoài tham gia góp vốn rất ít, chưa đủ 20% ra bên ngoài, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ có cổ đông là cán bộ công nhân viên trong công ty do cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Mặt khác, có công ty đủ điều kiện để tham gia niêm yết nhưng cổ phiếu do cổ đông nắm giữ đều là cổ phiếu ưu đãi. Theo Nghị định (NĐ) 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước thành CTCP thì quy định này lại có những điều kiện ràng buộc và có phần ngặt nghèo, đó là được mua không quá 3% vốn điều lệ và số cổ phần này không được chuyển nhượng.

Thứ ba, tâm lý e ngại không muốn công bố thông tin về tình hình kinh doanh từ phía doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp chưa muốn kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm cũng như sửa đổi bổ sung điều lệ công ty. Bởi lẽ, việc làm này nhiều khi ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, kết quả kinh doanh sau khi cổ phần hoá của doanh nghiệp chưa cao, tỷ lệ trả cổ tức còn thấp. Vì vậy, doanh nghiệp chờ cải thiện tình hình tài chính rồi mới niêm yết nhằm nâng cao hình ảnh của mình khi ra niêm yết.

Thứ năm, ban lãnh đạo của doanh nghiệp không muốn doanh nghiệp niêm yết: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp một mặt lo ngại khi cơ cấu cổ đông thay đổi sẽ dẫn đến khó khăn trong việc quản lý, điều hành công ty sau khi niêm yết. Mặt khác, theo quy định hiện nay, các Công ty niêm yết hàng năm phải bầu lại 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị, do đó, lãnh đạo doanh nghiệp chưa muốn tham gia thị trường chứng khoán do e sợ ảnh hưởng đến quyền lợi và chức vụ của mình trong công ty.

Sự nhận thức của công chúng đầu tư

Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực mới mẻ ở nước ta. Số lượng người am hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán không nhiều do đó họ chưa hào hứng đầu tư vào thị trường. Nhiều khi các nhà đầu tư tham gia vào thị trường là vì tò mò, có

hiện tượng đầu tư theo đám đông, theo phong trào, điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp niêm yết bởi lẽ nhiều trường hợp giá chứng khoán không phản ánh giá trị thực của doanh nghiệp.

Thói quen hiện nay của công chúng đầu tư Việt nam là vẫn quen đầu tư bằng cách gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng và đô la để dự trữ…Đó là những cản trở đối với doanh nghiệp khi muốn tăng vốn bằng cách phát hành chứng khoán ra công chúng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NIÊM YẾT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w