PHẦN III GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CÓ HIỆU QUẢ
3.3.7 Đẩy mạnh thu hút và tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển.
tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, đồng thời với việc tạo môi trường đầu tư thực sự thuận lợi, thông thoáng, công khai, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, nhất là khâu gải phóng mặt bằng của các dự án trọng điểm về giao thông, đô thị, du lịch như tuyến đường 100m, khu đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi, thoát nước 1B, sân golf Đồ Sơn, các dự án thủy lợi. Tăng
cường công tác giám sát, hướng dẫn tuân thủ đúng các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, chống thất thoát, lạng phí. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra một số công trình, dự án trọng điểm có sử dụng vốn ngân sách và vốn vay, tài trợ của nước ngoài.
KẾT LUẬN
Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài( chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài) đã và đang trở thành bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển. Nhu cầu đầu tư ngày càng trở nên bức thiết trong điều kiện của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng tăng. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
trong những nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế và là một trong những chỉ số cơ bản đánh giá khả năng phát triển.
Những năm vừa qua, tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố khá lạc quan nhưng không vì thế mà Hải Phòng coi nhẹ công tác này. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, thành phố Hải Phòng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, nhưng cũng không đánh giá thái quá vai trò của nó dẫn tới tình trạng ưu tiên một cách quá mức cho hoạt động này.
So với trước đây, môi trường đầu tư của thành phố đang được cải thiện tốt hơn, đặc biệt trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài cũng trở nên thông thoáng hơn rất nhiều. Bởi vậy, ngoài các nhà đầu tư đến từ các quốc gia truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đã xuất hiện thêm các nhà đầu tư mới đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như: Hoa Kỳ, Singapo, các nước thuộc liên min-h Châu Âu EU.
Như vậy, bằng chính nỗ lực của mình, Hải Phòng đang cố gắng rất nhiều để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng CNH- HĐH, góp phần đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.