2. Các lớp trong mô hình kiến trúc của SemanticWeb
2.7. Lớp Trus t: Digital Signatures và Web of Trust
Bây giờ có thể nghĩ rằng toàn bộ kế hoạch này quá lớn, nhưng sẽ vô dụng nếu có người nói Ai sẽ tin tưởng vào những hệ như thế? Sao không cho biết trang Web của bạn? Và ai cũng có thể nói rằng mình là vua của thế giới. Vì theo qui tắt “anything can say anything about anything”, ai sẽ ngăn chận điều này?
Điều này dẫn đến Digital Signature (chữ ký điện tử) xuất hiện. Chữ ký điện tử làm việc dựa trên toán học và mật mã, chữ ký điện tử cung cấp bằng chứng rằng một người nào đó viết (hoặc tán thành với) một tài liệu hoặc một tuyên bố. Khi đánh dấu tất cả các khai báo RDF bằng chữ ký điện tử, chúng ta có thể chắc chắn rằng ai đã viết chúng (hoặc ít nhất là bảo đảm tính xác thực của chúng). Bây giờ chúng ta chỉ đơn giản bảo cho chương trình những chữ ký nào đáng tin và những chữ ký nào không. Mỗi chữ ký có thể được đặt các mức độ hoặc độ tin cậy (hoặc độ nghi ngờ) mà máy tính có thể quyết định đọc độ tin cậy bao nhiêu.
Bây giờ không giống như việc sẽ tin tưởng vào người tạo ra cách dùng những thứ trên Web. Thế là "Web of Trust." xuất hiện. Ví dụ chúng ta bảo với máy tính rằng chúng ta tin tưởng người bạn thân, Robert. Robert tình cờ trở thành người nổi tiếng trên Net và tin cậy một số người. Và dĩ nhiên những người Robert tin tưởng sẽ tin tưởng tập những người khác. Mỗi người lại tin tưởng những người khác và cứ thế. Các mối quan hệ tin tưởng này bắt đầu, và chúng hình thành một “Trust of Web”. Và mỗi quan hệ này có một mức độ tin cậy (hoặc ngờ vực) kết hợp với nó.
Lưu ý rằng độ ngờ vực cũng có tác dụng như độ tin cậy. Giả sử rằng máy tính phát hiện ra một tài liệu mà không có độ tin cậy rõ ràng cũng như độ ngờ vực cũng không rõ ràng. Chắc chắn máy tính sẽ tin tưởng tài liệu này hơn là nó sẽ tin tưởng vào tài liệu được gán nhãn rõ ràng là không đáng tin. Máy tính ghi nhận tất cả những nhân tố này vào bảng đánh giá khi quyết định thế nào là một mẩu tin đáng tin cậy. Nó cũng có thể tiến hành xử lý này rõ ràng hoặc không rõ ràng như chúng ta đề nghị. Ví dụ chúng ta có thể sẽ hài lòng với một hiển thị “thumps up/thumps down” đơn giản. Người
SVTH: Thái Tùng Quang – Nguyễn Văn Thành Trang 24 khác có thể khăng khăng với một giải thích phức tạp, gồm mô tả của một vài hoặc tất cả các nhân tố tin cậy liên quan đến quyết định.
Tim Berners-Lee đã đề xuất một button mà khi click vào máy tính sẽ cố gắng cung cấp những lý do để tin tưởng dữ liệu. Nhưng khi chúng ta tự quyết định hoặc bỏ qua nó trong máy tính, thông tin cần thiết để tạo một quyết định sẽ có sẵn qua Web of Trust.
SVTH: Thái Tùng Quang – Nguyễn Văn Thành Trang 25
CHƯƠNG 4. CÁC NGÔN NGỮ SEMANTIC WEB