PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ỨNG DỤNG BASEL TẠI NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tìm hiểu về hệ thống basel trong thanh tra ngân hàng (Trang 47 - 95)

BASEL TẠI NHTM VIỆT NAM

Hòan thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng.

Tiếp tục hoàn hiện hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại, tập trung và thống nhất.

Tiếp tục nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tin với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thông phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đồng thời theo hướng hiện đại, tự động hoá và

được tích hợp trong hệ thống quản trị ngân hàng hoàn chỉnh và tập trung.

Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu và an toàn mạng, nghiên cứu và xây dựng đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc gia để tạo thế chủ động cho ngân hàng.

Nhập khẩu công nghệ tiên tiến là một sự lựa chọn không đắt mà lại hiệu quả. Hiện Admerex vừa ký Thỏa thuận tài trợ phần mềm quản lý rủi ro tín dụng và quản lý các khoản phải thu cho vay tiêu dùng với công ty đào tạo và tư vấn nghiệp vụ ngân hàng cho mục đích đào tạo các nhân viên, cán bộ ngành ngân hàng tài chính Việt Nam.

Kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hành sổ tay tín dụng, trong đó quy định chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, khu vực, ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá và phân loại khách hàng, quản trị lãi suấtvà quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.

Trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, ngoài việc xếp hạng tín dụng, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ngân hàng còn cần phải thường xuyên xem xét khoản vay, đánh giá những thay đổi hạng mức tín dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần xác định hạn mức cho từng ngành nghề hoặc khu vực kinh tế cụ thể, cho từng vùng miền và sản phẩm cụ thể nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng.

Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, cơ cấu tổ chức của NHTM cần có sự thay đổi nhằm thực hiện tốt hơn quản trị rủi ro. Các ngân hàng thành lập Ban quản trị rủi ro, trong đó, có các nhà chuyên môn về các loại rủi ro (thị trường, tín dụng, hoạt động,...) để đánh giá được toàn bộ rủi ro của ngân hàng.

Đồng thời tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với

kinh doanh; tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang. Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới. Thiết lập và tách bạch các nhóm nghiệp vụ như: Quản lý rủi ro; Quản lý tín dụng; Quản lý tài sản nợ/có, Quản lý tài chính - kế toán; Quản lý nhân lực; Quản lý thanh toán; Quản lý công nghệ; Quản lý chiến lược kinh doanh & Marketing;

Cải tiến công tác báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro, định kỳ và nội dung báo cáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo. Chẳng hạn như báo cáo cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thì chỉ tập trung vào phần đánh giá chung, tổng hợp rủi ro và chỉ nêu các rủi ro lớn nhất, các biện pháp, chiến lược. Báo cáo có kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu tổng hợp và sử dụng biểu tượng đèn giao thông với tín hiệu đèn đỏ, vàng, xanh thể hiện các cấp độ rủi ro. định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý. Báo cáo cho lãnh đạo bộ phận

nghiệp vụ thì yêu cầu biểu bảng chi tiết hơn và thường chỉ tập trung vào một loại rủi ro. định kỳ báo cáo hằng ngày và báo cáo tức thời.

Các NHTM cần đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

Nhằm đáp ứng kịp thời cho những nhu cầu về nhân lực trước mắt, cần có sự phối hợp liên thông giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các NHTM trong hệ thống cùng với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ ngân hàng BIS khu vực Châu Á. Các tổ chức này có thể phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho cán bộ nhân viên.

Ngoài ra, cần xây dựng chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trung và dài hạn có đủ khả năng đón đầu phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. Áp dụng chế độ ưu đãi cần thiết đối với những chuyên viên, cán bộ trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần được quan tâm. Tránh để xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” trong điều kiện Việt Nam hiện nay. đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng.

Các ngân hàng cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo cán bộ ngân hàng có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Có chính sách hợp lý và xây dựng môi trường văn hoá làm việc phù hợp để ổn định và khai thác được các ưu thế tối đa của nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn thông qua hình thức đào tạo tại nước ngoài. Tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức quốc tế tổ chức tại

Việt Nam, học tập kinh nghiệm quản lý điều hành thông qua các cổ đông nước ngoài.

Tăng tính chủ động và sức mạnh tài chính cho các NHTM

Phương án then chốt trong việc tăng sức mạnh tài chính cho các NHTM là giảm bớt số lượng những tổ chức tài chính nhỏ, không đáp ứng nhu cầu vốn tối thiểu, tăng cường số lượng các ngân hàng có quy mô vốn lớn, hoạt động hiệu quả thông qua đề án tái cơ cấu các NHTM

Việt Nam. Có thể thực hiện được điều này thông qua một số giải pháp như:

Trước hết, thực hiện tăng vốn tự có của các ngân hàng bằng lợi nhuận giữ lại, cho phép và khuyến khích các ngân hàng phát hành cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán sơ cấp. Tiếp tục tăng vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính, nâng cao

khả năng cạnh tranh,đi đôi với việc đảm bảo khả năng quản lý hiệu quả của vốn điều lệ tăng lên.

Thứ hai, nhanh chóng xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối. Xây dựng cơ chế ngăn chặn sự gia tăng của nợ xấu mới.

Thứ ba, củng cố và phát triển hệ thống NHTM cổ phần theo hướng tăng cường năng lực tài chính và quản lý, đồng thời giải thể, sáp

nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTM cổ phần yếu kém về hiệu quả kinh doanh.

Thứ tư, song song với việc tăng sức mạnh tài chính cho hệ thống NHTM Việt Nam, cần tạo tính chủ động trong hoạt động cho các ngân hàng. Các ngân hàng phải thấy được ý nghĩa của việc xây dựng các hệ thống quản trị rủi ro và tự mình sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất dựa trên năng lực hiện có. Ngân hàng Nhà nước cũng như các

cơ quan giám sát không can thiệp quá sâu vào hoạt động của ngân hàng trừ khi có các biến cố đặc biệt xảy ra.

GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác vềkhách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

Ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm ở từng ngân hàng cũng như việc thành lập và hoạt động của

các tổ chứcxếp hạng tín nhiệm độc lập. đối với các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cũng cần nêu rõ điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm độc lập. Những ngân hàng nào không đạt yêu cầu sẽ phải sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập của một tổ chức có uy tín do ngân hàng Nhà nước chỉ định. định kỳ, ngân hàng Nhà nước cũng hướng dẫn cácNHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II.đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau

những cũng phải giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng của các kết quả xếp hạng tín nhiệm này. Không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng này cũng phải phù hợp với Hiệp ước Basel.

Tăng cường các quy chế công bố thông tin, nâng cao chất lượng và mức độ tin cậy của thông tin thông qua cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán độc lập.

-Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, giám sát ngân hàng

Theo hiệp ước Basel, ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt độngcủa toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước được quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp

phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với TCTD. khi phát hiện nhữngsai phạm so với nội dung cấp phép. để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đầu tiên, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước. Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động Ngân hàng của ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.

Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức

tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ;

Thứ tư, xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các TCTD theo tiêu

chuẩn CAMEL(S) Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD. Thiết lập hệ thống các quy định, quytrình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng qua công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.

Điều quan trọng để có thể tiến hành việc ứng dụng thành công quy trình giám sát và quản trị rủi ro theo những chuẩn mực của Basel II chính là vai trò cũng như trách nhiệm của ngân hàng trung ương trong việc đưa ra các nền tảng luật pháp hoàn thiện. Trong đó quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng như những định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro. Hiện tại, hệ thống luật các TCTD của Việt Nam được ra đời từ năm 1++7 hầu như chưa đủ tính cập nhật so với những quy định mới trong Basel, ngoài ra

các quyết định có liên quan như tỷ lệ an toàn cho TCTD (Qđ 457/2005, Qđ 03/2007) hoặc nghị định về mức vốn điều lệ tối thiểu, quy trình còn rất rải rác, cần hình thành một bộ luật điều chỉnh về hoạt động của các TCTD trong đó định hướng rõ ràng về mọi hoạt động và chỉ tiêu của các tổ chức này.

Các quy định liên quan đến bảo hiểm tiền gửi cũng rất cần được quan tâm đặc biệt trong thời gian sắp tới, và các quy định này nên gắn

liền với phần đánh giá rủi ro của TCTD đối với các khoản mục hoặc danh mục nói chung đểcó những quy định cụ thể hơn về mức phí, điều lệ tham gia…

Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng hiện hành theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ theo chất lượng/mức độ rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập/chi phí. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn

mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế.

Tạo điều kiện cho các ngân hàng ứng dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Mỹ

(GAAP) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) trong xu hướng hợp nhất giữa hai chuẩn mực này.

Xây dựng thể chế giám sát ngân hàng mới đi đôi với thực hiện cơ chế giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và xây dựng Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên nguyên tắc cải thiện tính độc lập gắn liền với tính trách nhiệm và minh bạch của cơ quan giám sát ngân hàng.

Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý và biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng phù hợp với nguyên tắc thị trường và cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở từng bước tạo sân chơi bình đẳng, loại bỏ các rào cản gia nhập thị trường và tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Có biện pháp khuyến khích kết hợp cưỡng chế các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro. đồng thời, nâng cao các điều kiện cấp phép liên quan đến an toàn hoạt động và quản trị đối với các ngân hàng được thành lập mới.

Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các

Một phần của tài liệu tìm hiểu về hệ thống basel trong thanh tra ngân hàng (Trang 47 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w