Nguyên nhân ra đời và sự tồn tại của mô hình tập thể hóa nông nghiệp ở miền Bắc.

Một phần của tài liệu cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp 1958 1969 (Trang 26 - 28)

nghiệp ở miền Bắc.

Do nhận thức đơn giản, giáo điều, duy ý chí về chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, cụ thể là quan niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ tồn tại hai hình thức sở hữu: toàn dân và tập thể. Và sau này đồng nghĩa với sở hữu nhà nước. Từ đó dẫn đến tư tưởng nóng vội muốn xóa bỏ những hình thức sở hữu khác nhau, coi đó là điều kiện tiên quyết để xây dựng chế độ kinh tế mới trong khi chưa có đủ tiền đề vật chất, tiền đề kinh tế xã hội cần thiết.

Trong khi xây dựng kinh tế ở nông thôn- nông nghiệp, chỉ tuyệt đối hóa một hình thức sở hữu tập thể về ruộng đất theo nó là sức lao động nông nghiệp cũng bị tập thể quản lý một cách chặt chẽ, không phát huy được sức sáng tạo của người nông dân trong sản xuất.

Mô hình tập thể hóa tập trung cao độ được xây dựng và củng cố phần nào do ảnh hưởng của nhân tố quốc tế. Đó là do chương trình đồ sộ của Liên Xô chuẩn bị “đi vào chủ nghĩa cộng sản”rồi “đại nhảy vọt” của Trung Quốc và “thiên lý mã” của Triều Tiên…đã tác động không nhỏ đến nước ta trong

việc hoạch định những chiến lược kinh tế lớn muốn đi nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong đó có nông nghiệp. Những hình thức tập thể ở những nước này trên thực tế cho thấy là kém hiệu quả, khó đứng vững trước thử thách của thời gian cũng như những thách thức, biến động về kinh tế, chính trị, xã hội…Mô hình sở hữu tập thể với việc tập thể hóa triệt để, tập trung là con đẻ của cơ chế quản lý tập trung quan liêu của toàn bộ nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Quá trình cải tạo nền nông nghiệp miền Bắc 1958-1960 diễn ra trong hoàn cảnh phức tạp và khó khăn, chưa từng có trong tiên lệ lịch sử nước ta. Tuy trong điều kiện khó khăn phức tạp, nhưng quá trình cải biến nền nông

nghiệp, đưa nông nghiệp bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã thành công và đạt được những thành tựu to lớn. Nền nông nghiệp miền Bắc đã có sự chuyển biến sâu sắc chưa từng thấy trong lịch sử. Từ một nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, phổ biến là sản xuất nhỏ, phân tán, lại chịu gánh nặng hậu quả của 15 năm chiến tranh tàn phá, kiệt quệ về mọi mặt đã trở thành nền nhà nước dựa trên nền sản xuất tập thể, với quy mô ngày càng lớn. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể đã đảm bảo cho họ cụôc sống ấm no hạnh phúc, thoát khỏi cảnh bị áp bức bóc lột, bần cùng hóa. Chính con đường làm ăn tập thể đã gắn bó người nông dân vào chế độ xã hội mới.

Trong hoàn cảnh đất nước còn đang chiến tranh thì mô hình tập thể hóa nông nghiệp được coi là mô hình kinh tế hiệu quả nhất nhằm huy động cao nhất sức người sức của cho cuộc kháng chiến đang ngày càng ác liệt. Tuy còn nhiều khuyết điểm do nhận thức sai lầm của một bộ phận lãnh đạo nhưng với những thành tựu đạt được công cuộc tập thể hóa nông nghiệp của miền Bắc vẫn là một thắng lợi của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1958- 1960

Một phần của tài liệu cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp 1958 1969 (Trang 26 - 28)