3.3.1 Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật :
pháp la căn cứ đẻ bắt giữ và xủ lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của ta hiện nay vừa thiếu vừa thừa chưa đày đủ rõ ràng còn tạo ra nhiều khe hở,cở sở pháp lý còn thiếu chưa thống nhất và đồng bộ để các doanh nghiệp có thể lách luật.Nhiều văn bản đã được sử dụng từ lâu bộc lộ nhiều thiếu sót chưa phù hợp nhưng vẫn chưa được sửa đổi bổ sung cho phù hợp.Để chống buôn lậu và GLTM hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,sửa đỏi những văn bản cũ xậy dựng những điều luật mới chặt chẽ hơn về buôn lậu và GLTM, các văn bản thống nhất từ trung ưng đến địa phương,thiết lập thuế thích hợp cho hoạt động XNK Ngoài ra, cơ quan chức năng áp dụng những biện pháp xử lý đúng đắn nghiêm minh, đúng luật , xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, sản xuất doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm sở hữu trí tuệ để xử phạm những vụ buôn lậu và GLTM kinh
- Về kinh tế :
Đề nghị với Chính phủ điều chỉnh lại một số sắc thuế tính lại thuế suất một số mặt hang để vừa khuyến khích được sản xuất vừa hạn chế được GLTM.
Cùng với đó là sự đánh thuế rõ ràng cho từng loại mặt hàng, áp dụng chính sách thuế chặt chẽ cho các loại mặt hàng XNK.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân:
Chống buôn lậu GLTM là một công tác đòi hỏi phải có sự tham gia của đông đảo của quần chúng nhân dân,trên thực tế nhiều cá nhân cho rằng nhiệm vụ này chỉ là của các lực lượng chống buôn lậu và GLTM tiếp tay cho bọn buôn lậu bằng cách dùng hàng lậu, hàng chốn thuế với giá rẻ, thái độ không hợp tác và tiếp tay cho bọn buôn lậu đã gây ra các tác hại không nhỏ cho sản xuất tiêu dùng an ninh trật tự xã hội…Do vậy việc tuyên truyền nâng cao ý thức giác ngộ cho quần chúng nhân dân là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên,nhất là những khu vực gần biên giới cửa khẩu có điều kiện khó khăn về kinh tế không đuộc tiếp cận với giáo dục và văn hóa. Đây là nhiệm vụ khó khăn vì người dân tộc khác biệt ngôn ngữ, nghèo khó.
- Tăng cường phối hợp giữa cán bộ ngành trong công tác chống buôn lậu và GLTM: Phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan chuyên ngành.
Về tổ chức kiểm tra kiểm soát và sử lý trước đây ta chú trọng ngăn chặn buôn lậu từ biên giới nay ngoài việc tăng cường ngăn hàng lậu từ biên giới vào cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý hàng lậu và hàng giả, những hành vi gian lận trên thị trường nội địa, công tác kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại cần bám sát mục tiêu kinh tế- xã hội trên cơ sở những đòi hỏi yêu cầu cụ thể thực hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo hướng đó trong những năm tới cần xây dựng những kế hoạch phương án kiểm tra kiểm soát xử lý đối với những ngành hàng tác động mạnh tới sản xuất kinh doanh trong nước và có gây tổn thất ngân sách nhà nước.
Cán bộ ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xây dựng lực lượng chống buôn lậu và GLTM trong sạch và vững mạnh trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho công tác điều tra ngăn chặn mọi hoạt đông buôn lậu GLTM. Đại diện cơ quan này phải chịu trách nhiệm hàng tháng báo cáo kết quả chống buôn lậu GLTM cho Thủ tướng chính phủ.
Chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan bộ phận phải được định rõ: Hàng hóa qua cửa khẩu trách nhiệm chính là của hải quan.
Hàng hóa kinh doanh trên thị trường nội địa chỉ trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường.
Biên phòng làm nhiệm vụ an ninh cửa khẩu bảo vệ đường biên chống buôn lậu ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế về bên giới có đồn biên phòng nhưng chưa có tổ chức hải quan.
Bộ thương mại với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ hoạt động XNK để đề xuất các điều chỉnh về chính sách liên quan hoạt động này để trình lên Chính phủ.
Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn,tổ chức phối hợp tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu và GLTM trốn thuế trên địa bàn
Để đối phó với thủ đoạn trong buôn lậu gian lận thương mại đòi hỏi các lực lượng chống buôn lậu phải đẩy mạnh cả số lượng và chất lượng.
Để nâng cao năng lực đội ngũ kiểm tra kiểm soát thị trường cần tập trung vào một số nội dung sau:
Tiêu chuẩn hóa đội ngũ hải quan công chức quản lý thị trường và bộ đội biên phòng về năng lực kiến thức và trình độ.
Về công tác đào tạo bồi dưỡng: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ đi sâu vào những vấn đề ký thuật nghiệp vụ chuyên môn nhằm gải quyết đúng đắn và kịp thời nhưng sai phạm .
- Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống buôn lậu và GLTM: Sử dụng những phương tiện truyền tin hiện đại xử lý thông tin nhanh.
Trang bị máy soi container và thiết bị khác cho hoạt động kiểm tra của hải quan. Ứng dụng vi tính vào quy trình hoạt động hải quan.
- Kiểm tra thông quan:
Đây là một khâu kiểm tra nhằm kiểm tra thẩm định tính trung thực các nội dung khai báo và tính thuế của người làm thủ tục hải quan đó với nhũng lô hàng XNK việc này tốt thì phải thực hiện tốt việc ghi chép đầy đủ tài liệu.
- Đẩy mạnh sản xuất trong nước:
Vì sản xuất trong nước vẫn còn yếu kém năng suất thấp chi phí giá thành cao khả năng cạnh tranh với nước ngoài kém, đây là lý do của tệ nạn buôn lậu và GLTM. Vì vậy cần phải đẩy mạnh sản xuất trong nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Một số giải pháp thực hiện cụ thể :
1. Dán tem.
2. Xử lý nghiêm minh những vi phạm. 3. Có chế độ khen thưởng thích hợp.
5. Kết hợp chống tham nhũng. 6. Cơ chế chính sách XNK.
7. Tăng cường hợp tác cơ quan hải quan cá nước trong khu vực. 3.3.2 Phướng hướng phát triển
- Xu hướng phát triển thương mại quốc tế ngày nay :
Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi là trọng tâm. Đặc điểm nổi bật về xu hướng phát triển thương mại quốc tế ngày nay là:
Nội dung hoạt động thương mại rộng lớn mang tính quốc tế, chi phối hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Do đó, thương mại ngày nay không chỉ là những hoạt động mua bán sản phẩm hàng hóa vật thể mà còn bao gồm cả những hành vi mua bán và dịch vụ phi vật thể, tất cả đều nhằm thu lợi nhuận.
Hình thành các loại hình công ty, tập đoàn lớn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, với phạm vi hoạt động không biên giới và hình thành các tổ chức, hiệp hội thương mại khu vực và toàn cầu. Phạm vi tác động của thương mại quốc tế ngày nay mang ý nghĩa vô cùng sâu rộng, bao gồm nhiều thành phần thương mại, nhiều thương nhân và hợp thành mạng lưới chằng chịt các loại hình kinh doanh và dịch vụ; vừa liên doanh, liên kết, vừa tự do hoá, vừa độc quyền, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, vừa bình đẳng và không bình đẳng trong kinh doanh, đều cùng nhau tham gia hoạt động mua bán và dịch vụ trên thị trường, trên cơ sở hành lang pháp luật quốc gia và luật lệ quốc tế.
Xu thế liên doanh liên kết thương mại song phương, đa phương, bình đẳng ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển. Đặc điểm kinh doanh thương mại ngày nay gồm hai chiều hướng: Một là, kinh doanh chuyên ngành, theo một sản phẩm hay một thương hiệu nhất định thành một hệ thống trên toàn cầu. Hai là, tổ chức mô hình những công ty, tập đoàn kinh doanh tổng hợp với nhiều loại hình, nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau để nâng cao ưu thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thị trường thế giới.
Tự động hóa, hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, mua bán qua mạng, hoạt động kinh doanh và dịch vụ mang tính phổ biến và ngày càng phát triển.
Do cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, thương mại không ngừng cải tiến phương thức phục vụ hiện đại và luôn luôn đổi mới dịch vụ theo xu hướng lấy người tiêu dùng làm trọng tâm và coi khách hàng như "thượng đế".
- Một số vấn đề đặt ra Việt Nam cần quan tâm:
Từ những đặc điểm trên đây của thương mại trong thời đại ngày nay và đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO, đặt ra cho nước ta một số vấn đề phải đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển quan hệ thương mại quốc tế:
Một là, phải có chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường khu vực và thị trường thế giới cho mình.
Hai là, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho mình để phát triển và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Trong quan hệ thương mại thế giới, cần đa phương hóa, linh hoạt hoá thị trường, mở rộng buôn bán với nhiều nước.
Ba là, hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại cả ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Đây là vấn đề hết sức cần thiết để phát triển lành mạnh thị trường trong nước làm cơ sở hậu phương cho phát triển thị trường ngoài nước. Thị trường trong nước phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng để mở rộng thị trường ra ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu và chủ động nhập khẩu của nước ta, ngược lại thị trường ngoài nước được phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trường trong nước phát triển mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống.
Bốn là, thực hiện tốt các cam kết với WTO và các cam kết song phương khác về thương mại. Việc này chỉ có lợi cho ta, một mặt chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam là nước làm ăn nghiêm chỉnh đúng luật, đúng cam kết; mặt khác tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới và đặc biệt là của tổ chức thương mại thế giới WTO, khi chúng ta gặp phải những khó khăn, rào cản và tranh chấp về thương mại quốc tế.
Năm là, phát huy tốt vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước về thương mại.
Để phát huy đến mức cao nhất lợi thế so sánh thương mại, thì điều quan trọng là phải có những con người quản lý có tri thức mới về thương mại, cùng với những cơ chế, chính sách thương mại đúng đắn phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ mới và phù hợp xu thế phát triển và hội nhập kinh tế – thương mại khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Buôn lậu và gian lận thương mại đem đến những hậu quả rất nghiêm trọng không chỉ đối với nền kinh tế, sản xuất- tiêu dung, văn hóa- xã hội…mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại chân chính, đến quyền lợi chính đáng của thương mại quốc tế. Vì vậy, chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế- xã hội, chống được thất thu thuế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính phát triển.
Đối với chúng ta, trong điều kiệ hiện nay đang tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhiệm vụ chống hàng giả và gian lận thương mại càng quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
Trong những năm vửa qua, công tác đấu tranh chống gian lận thương mại và buôn lậu đã đạt được một số kết quả khả quan, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi
thương mại vẫn chưa giảm và hành vi thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Để lý giải cho thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là do luật pháp của ta chưa nghiêm, còn thiếu thốn, chưa đồng bộ va thiếu tính thống nhất. Để cho cuộc đấu tranh của chúng ta chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả không những cần sự quan tâm của Đảng và nhà nước mà còn cần sự quan tâm, phối hợp của các ngành, các cấp và sự quan tâm của toàn xã hội. Qua việc nghiên cứu vấn đề gian lận thương mại và buôn lậu, nhóm em thấy việc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ngoài ra còn đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước.