Bao bì nhựa tráng màng (lamination)

Một phần của tài liệu chiến lược xuất khẩu ngành ngành bao bì nhựa việt nam 2007-2010 (Trang 35 - 36)

4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)

4.2.3. Bao bì nhựa tráng màng (lamination)

Điểm mạnh

Sự hiện diện của HUHTAMAKI, nhà sản xuất hàng đầu thế giới là một điểm mạnh của phân đoạn thị trường này. Sự phát triển của thị trường thực phẩm trong nước và kênh phân phối và kênh bán lẻ hiện đại sẽ tạo thêm động lực phát triển ngành bao bì, từ đó tác động đến đoạn thị trường này.

Nhiều công ty sản xuất sẵn sàng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Các thiết bị đa lớp cũng đã được lắp đặt. Chất lượng in ấn tổng thể được coi là một lợi thế để đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu như Nhật Bản và Châu Âu.

Điểm yếu

Rất ít nhà sản xuất mặt hàng này hoạt động ở Việt Nam. Họ không có nhiều kinh nghiệm và ít hoạt động xuất khẩu trong phân đoạn thị trường này.

Cơ hội

Vì lý do địa lý và cũng do thiếu các công ty sản xuất, các nước láng giềng sẽ có xu hướng trở thành các đơn vị xuất khẩu trung gian. Xét về các điều kiện này thì thị trường Nhật Bản cũng có thể trở thành một đơn vị xuất khẩu trung gian.

36 | h t t p : / / v i e t q u i z . v n – V I E T Q U I Z . v n

Các công ty đóng gói thực phẩm quốc tế có thể hỗ trợ các công ty sản xuất ở Việt Nam thiết lập các điều kiện cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước.

Thách thức

Chưa xác định được các thách thức, nhưng vẫn có vô số các quy định có liên quan đến thực phẩm ở Châu Á. Vì vậy cần phải đáp ứng các yêu cầu về đóng gói thực phẩm.

4.2.4. Màng “BOPP”

Điểm mạnh

Chưa xác định được điểm mạnh, trừ việc gần về mặt địa lý với các nước láng giềng giáp biên giới và các nhà xưởng trong nước thuộc về các công ty mẹ Đài Loan.

Điểm yếu

Chỉ có một công ty sản xuất dựa trên kinh nghiệm củaĐài Loan. Quy mô sản xuất còn ở mức khá khiêm tốn.

Cơ hội

Các nước trung gian giáp biên giới với Việt Nam có thể trở thành các đơn vị xuất khẩu do gần về mặt địa lý và họ thiếu các đơn vị sản xuất. Mối quan hệ với công ty mẹ ở Đài Loan có thể đảm bảo về khâu dây chuyền sản xuất tương xứng với năng lực kinh doanh xuất khẩu hiện tại, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của nhu cầu trong nước.

Trên cơ sở mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng với các sản phẩm BOPP, thị trường Bắc Mỹ có thể trở thành thị trường mục tiêu của nhiều nhà sản xuất có khả năng đương đầu với những rủi ro của Trung Quốc. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này nhưng có thể chậm hơn khi năng lực sản xuất đã được củng cố hơn và khi thị trường trong nước đã được ngành sản xuất đáp ứng đầy đủ.

Thách thức

Ngành sản xuất màng BOPP của Trung Quốc gần như đã tăng trưởng gấp đôi về quy mô và đáng chú ý là các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ ngày càng năng động hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn còn chưa đáp ứng đầy đủ về quy mô theo các tiêu chuẩn quốc tế, thiếu kỹ năng và các mối liên kết trong xuất khẩu. Ước tính, cần phải có 2 triệu tấn năng lực sản xuất để đáp ứng được nhu cầu 1,2 triệu tấn ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu chiến lược xuất khẩu ngành ngành bao bì nhựa việt nam 2007-2010 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)