PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ MỤC TIÊU CỤ THỂ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Trang 27 - 29)

Để duy trì tốt những thành tích mà nhà máy đã đạt được trong những năm qua, năm 2000 và những năm tới bên cạnh đầu tư chiều sâu, mua sắm thêm tài sản cố định nhằm đổi mới các trang thiết bị, nhà máy còn chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực của đơn vị mình, tạo điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Mở rộng thêm địa bàn, đất xưởng rộng rãi để công nhân có chỗ làm rộng rãi và nghỉ ngơi thoáng mát.

Năm 2000, nhà máy phấn đầu hoàn thành các chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh năm 2000 đã đề nghị ngành giao:

Doanh thu đạt: 45.000.000.000đ Các khoản phải nộp: 3.000.000.000đ Và kế hoạch nâng cao mức thu nhập lên Thu nhập bình quân: 1.500.000

Năm 2000 nhà máy đề ra kế hoạch tuyển thêm 70 lao động chiếm khoảng 10% lao động có tay nghề vững để thay thế những cán bộ CNV về hưu, mất sức. Không những thế nhà máy phấn đầu đạt tỷ trọng khai thác tiềm năng trên 20% doanh thu, đảm bảo lo đủ việc làm cho CNVC, duy trì thường xuyên các hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người lao động có tinh thần khắc phục khó khăn, lao

động có kỷ cương chất lượng và hiệu quả làm ra sản phẩm ngày càng đẹp, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng và xã hội.

• Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực

tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm

- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy, tuyển dụng thêm một số cán bộ, nhân viên cho một số bộ phận, giảm bớt biên chế dư thừa khoàng 110 người chiếm 16,4% số lao động. Đây là vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Năm 2000, dự kiến của nhà máy sẽ tuyển thêm 70 người chiếm khoảng 10% số công nhân có chuyên môn và thay thế những CNV đến tuổi về hưu và những người làm việc không có hiệu quả cao.

Nếu phân bổ, bố trí lao động hợp lý, đúng chức năng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở nhà máy và ngược lại.

- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho nhân viên. Năm 2000 kế hoạch của nhà máy sẽ cử đi học và nâng cao tay nghề cho 6% CNV trong nhà máy (trong ddó 2% CNV theo học các trường đại học những khóa ngắn ngày để nâng cao chuyên môn và tay nghề.

Nhà máy vẫn tiếp tục tổ chức tốt phong trào ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi:

+ Tổ chức hội thi "thợ hàn giỏi, thợ gò giỏi, thợ mộc giỏi"

+ Hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng sửa chữa đầu máy, đóng mới toa xe.

Cải thiện hệ thống tiền lương, trả lương tương xứng với cống hiến của người lao động, đáp ứng nhu cầu cuộc sống và nâng cao mức sống của CNV trong nhà máy. Năm 1999 mức bình quân thu nhập của CNV là: 1.300.000đ dự kiến năm 2000 sẽ tăng lên 1.500.000 và phụ cấp cho các công việc nặng, độc hại, phụ cấp làm thêm giờ... cũng được tăng lên. Năm

1999, nhà máy tiến hành công khai tài chính, thực hiện phát huy quyền làm chủ trực tiếp của CNV nhằm xây dựng và đưa nhà máy đi lên đúng hướng với chính sách của Nhà nước.

- Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, chính sách thưởng phạt được phổ biến tới từng nhân viên để họ phấn đầu trong công tác và các hạn chế vi phạm.

- Xây dựng phương pháp đánh giá lao động hợp lý, áp dụng chế độ khen thưởng kịp thời nhằm kích thích người lao động sáng tạo trong quá trình làm việc.

- Khám sức khoẻ định kỳ cho CNV để giảm được mức độ độc hại cho người lao động và đảm bảo cho nhà máy có đội ngũ CNV khoẻ mạnh...

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Trang 27 - 29)