Quy trình tín dụng cá nhân tại HDBank

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh hải đăng  (Trang 52 - 55)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.8Quy trình tín dụng cá nhân tại HDBank

Bƣớc 1: Tiếp cận nhu cầu vay vốn:

- Chuyên viên tín dụng liên hệ với Khách hàng, trực tiếp gặp gỡ Khách hàng để tiếp thị, tư vấn và hướng dẫn về sản phẩm cho vay. Nếu khách hàng thỏa mãn

Sinh viên: Nguyễn Như Vũ – QT1502T Page 53 các điều kiện của sản phẩm hoặc có điều kiện ngoại lệ thì Chuyên viên hướng dẫn khách hàng chuẩn bị và cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ theo Quy định.

- Chuyên viên thống nhất với Khách hàng về điều kiện cho vay cùng với các loại phí theo Quy định của HDBank từng thời kỳ.

- Trong trường hợp Cho vay tiêu dùng có thế chấp bằng tài sản bảo đảm (TSBĐ) thì Chuyên viên tư vấn cho Khách hàng lựa chọn phương án định giá TSBĐ:

+ Phương án 1: Định giá ngay khi gửi hồ sơ vay vốn;

+ Phương án 2: Định giá sau khi có kết quả phê duyệt sơ bộ.

Bƣớc 2: Hƣớng dẫn và thu thập hồ sơ:

Chuyên viên thu thập và kiểm tra bộ hồ sơ Khách hàng cung cấp, Chuyên viên chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo các nội dung sau:

- Đảm bảo tính pháp lý: Kiểm tra các thông tin trên Giấy đề nghị vay vốn kiêm Phương án trả nợ theo Quy định do chính Khách hàng đăng ký thông tin; Giấy tờ tùy thân của Khách hàng khớp với nhận dạng của Khách hàng.

- Đảm bảo bộ hồ sơ đầy đủ theo Danh mục hồ sơ tín dụng cá nhân.

- Đảm bảo tính hợp lệ: Hồ sơ đầy đủ, nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị cắt dán. Các thông tin phải trùng khớp.

- Chuyên viên có trách nhiệm thực hiện đối chiếu và ký xác nhận đã đối chiếu bản gốc (ghi rõ họ tên, ngày đối chiếu) trên bản sao của Khách hàng.

Bƣớc 3: Kiểm tra thông tin CIC

Thông tin CIC là thông tin do Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước cung cấp về các vấn đề tín dụng của Khách hàng.

Chuyên viên thực hiện kiểm tra sơ bộ và xác định các hồ sơ vay vốn để kiểm tra tính khả thi. Nếu khoản vay không có tính khả thi, Chuyên viên thống nhất với cấp lãnh đạo trực tiếp và thông báo từ chối với Khách hàng. Với các bộ hồ sơ có tính khả thi, Chuyên viên thực hiện kiểm tra CIC theo Quy định từng thời kỳ.

Sinh viên: Nguyễn Như Vũ – QT1502T Page 54

Bƣớc 4: Kiểm tra thông tin TSBĐ

Chi nhánh Hải Đăng chịu trách nhiệm xác nhận thông tin về TSBĐ (Ví dụ: việc bất động sản có bị hư hỏng, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quyết định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thuộc quy hoạch, giải tỏa hay không).

Chuyên viên điền thông tin xác nhận này trên Tờ trình đề xuất cấp tín dụng có chữ ký của Giám đốc Chi nhánh theo đúng thẩm quyền hoặc yêu cầu của Khách hàng cung cấp xác nhận của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có)

Bƣớc 5: Xếp hạng tín dụng.

Chuyên viên có trách nhiệm tìm hiểu, thu thập và thẩm định thông tin hồ sơ của Khách hàng và điền đầy đủ, trung thực, chính xác những thông tin chung về Khách hàng vào công cụ xếp hạng tín dụng và phải chịu trách nhiệm về thông tin khi nhập vào công cụ xếp hạng tín dụng.

Chuyên viên in kết quả xếp hạng tín dụng của Khách hàng ký xác nhận và trình Giám đốc Chi nhánh ký phê duyệt. Kết quả này được trình lên và lưu kèm với hồ sơ tín dụng.

Bƣớc 6: Lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng.

Chuyên viên tiến hành căn cứ vào kết quả thẩm định trực tiếp, kết quả xếp hạng tín dụng Khách hàng và Giấy đề nghị vay vốn kiêm Phương án trả nợ đê thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra mục đích vay vốn đúng Quy định của sản phẩm.

- Đánh giá về nguồn trả nợ.

- Điền các thông tin trong Tờ trình đề xuất cấp tín dụng theo Quy định của HDBank.

- Chuyển Tờ trình đề xuất cấp tín dụng và bộ hồ sơ tín dụng cho Giám đốc Chi nhánh ký phê duyệt.

Sinh viên: Nguyễn Như Vũ – QT1502T Page 55

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số biện pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh hải đăng  (Trang 52 - 55)