Bài 7 LẬP TRÌNH PHP – LẬP TRÌNH PHÍA SERVER

Một phần của tài liệu tài liệu tổng hợp về thiết kế web (Trang 64 - 67)

PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ script trên server được thiết kế để dễ dàng xây dựng các trang Web động. Mã PHP có thể thực thi trên Webserver để tạo ra mã HTML và xuất ra trình duyệt web theo yêu cầu của người sử dụng.

Ngôn ngữ PHP ra đời năm 1994 Rasmus Lerdorf sau đó được phát triển bởi nhiều người trải qua nhiều phiên bản. Phiên bản hiện tại là PHP 5 đã được công bố 7/2004.

7.2 Đặc Điểm Lập Trình Php

PHP là ngôn ngữ được xây dựng ban đầu với mục tiêu tạo các trang web cá nhân dễ dàng và nhanh chóng và giờ đây đã phát triển thành một công nghệ được dùng rộng rãi để xây dựng các ứng dụng web. PHP có các đặc điểm sau:

• Được xây dựng với mục tiêu phát triển ứng dụng Web. Có nhiều hàm, thủ tục sẵn chuyên dụng trong lập trình Web.

• Dễ học, dễ sử dụng với cú pháp kết hợp giữa C và Perl. • Là ngôn ngữ Script.

• Là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng gần với C++. • Là ngôn ngữ mã nguồn mở.

• PHP có bản chạy trên hầu hết các hệ điều hành: MS Windows, Linux, SunOS, … Quá trình cài đặt đơn giản, dễ dàng.

• Trợ giúp mạnh cho CSDL qua các hàm, thủ tục sãn có do vậy dễ sử dụng và có tốc độ cao. Hiện tại PHP hỗ trợ các CSDL của Oracle, MS SQL, PostgreSQL, Interbase...Với các CSDL không hỗ trợ, PHP có thể kết nối qua ODBC.

• Chi phí thấp vì bản thân nó là mã nguồn mở nên không tốn tiền mua bản quyền. PHP còn chạy rất tốt trên các hệ quản trị CSDL miễn phí không đòi hỏi bản quyền như: MySQL, PostgreSQL, …

• Các ứng dụng viết bằng PHP có tốc độ thực thi cao và gây tải ít cho máy chủ.

7.3 Lập Trình Php Trong Windows

• 1: Trình duyệt gửi yêu cầu tới trang PHP.

• 2: Web server gửi các yêu cầu đó tới trình thông dịch PHP. • 3-4: Trình thông dịch PHP thực thi các đọan mã PHP. Quá

trình này có thể liên quan đến nhiều tài nguyên như filesystem, database...

• 5: Kết quả của quá trình thông dịch là các mã HTML được trả về cho Server..

• 6: Server gửi mã kết quả HTML về lại trình duyệt. 7.4 Đặc Điểm Của Một Trang Php

Ví dụ: cho trang php đầu tiên. Trang test.php <html> <body>

<?php

//In ra câu A: classical example: Hello, world! (chú thích) printf("A classical example: Hello, world!");

?> </body> </html>

Kết quả trình duyệt nhận được mã HTML trả về từ server là. (Có thể kiểm tra bằng cách sau khi trình duyệt hiển thị kết quả, từ trình duyệt chọn View /source).

<html> <body>

A classical example: Hello, world! </body>

</html>

Ở ví dụ trên, có một câu lệnh PHP đặt xen kẽ với mã HTML. Lệnh printf("A classical example: Hello, world!"); đơn giản chỉ in ra chuỗi: "A classical example: Hello, world!" vào đúng vị trí này. Do vậy, kết quả mà webserver nhận được sau khi thi hành xong mã php và gửi về cho trình duyệt như trên.

Đặc điểm một trang php

- Phần mở rộng của tên trang kết thúc bằng php (có thể thay đổi khi cấu hình webserver).

- Các đoạn mã script php được đặt trong cặp dấu <?php và ?> (hoặc cặp dấu <? và ?>). Nếu muốn sử dụng ở dạng thứ 2 <? Mã php ?>, ta phải đảm bảo file php.ini trong thư mục WinNT phải có dòng mã short_open_tag = On. Nếu cấm dùng loại short này, ta thay dòng trên bằng short_open_tag = Off.

- Các chú thích của mã php giống ngôn ngữ C: Sau 2 dấu // cho chú thích 1 dòng và nằm trong cặp dấu /* và */ trong chú thích nhiều dòng. Ngoài ra, trong php còn dấu chú thích cho một dòng giống Perl: #

- Mã php nằm xen kẽ với mã HTML và có thể ở bất cứ vị trí nào trong tài liệu php. - Giống như ngôn ngữ C. Mỗi câu lệnh trong php kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;). Một

dòng có thể có nhiều câu lệnh. Có thể đặt nhiều khoảng trắng trước các câu lệnh mà không ảnh hưởng tới việc hiển thị của kết quả trên trình duyệt.

Ví dụ: <?

$a=”Hello”;echo $a; ?>

sẽ tương đương với <?

$a=”Hello”; echo $a; ?>

Xuất dữ liệu trả về trình duyệt:

Để trả kết quả tính toán từ trình thông dịch php và gửi về trình duyệt dạng mã html, ta có thể sử dụng các hàm hay chỉ thị sau:

- Chỉ thị <?= biểu_thức ?> sẽ tính kết quả của biểu_thức và thay kết quả vào đúng vị trí biểu thức trong trang.

- Echo biểu_thức ; Giống chỉ thị trên. Nó In ra chuỗi biểu_thức sau khi đã được tính toán và chuyển sang dạng chuỗi.

- printf(chuỗi định dạng, dữ liệu); Hàm này giống như trong ngôn ngữ C cho phép ta xuất ra dữ liệu có định dạng đã được xác định trong chuỗi định dạng.

Ví dụ:

<? $a=4; $b=3;

echo "$a/$b=" .$a/$b; echo "<br>"; ?> <hr> <?=$a?>/<?=$b?>=<?=$a/$b?> <hr> <?

// Xuất 2 số nguyên (%d) và một số thực (%f) có phần thập phân gồm 2 chữ số. printf("%d / %d = %.2f", $a, $b, $a/$b);

?>

Kết quả nhận được 4/3=1.33333333333 4/3=1.33333333333 4 / 3 = 1.33

Bài 8 THÊM NỘI DUNG ĐỘNG VÀO TRANG HTML

Một phần của tài liệu tài liệu tổng hợp về thiết kế web (Trang 64 - 67)