MUỐI CACBONẠT

Một phần của tài liệu Lý thuyết Hóa vô cơ Bồi dưỡng HSG. (Trang 25 - 27)

Axit cacbonic là axit hai nấc nên có hai loại muối: muối trung hòa và muối axit

1- Tính chất của muối cacbonat

a) Tính tan

Các muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm và amoni (trừ Li2CO3) và các muối hidrocacbonat đều tan trong nước (NaHCO3 hơi ít tan)

NaHCO3 + HCl →NaCl + H2O CO2 HCO3- + H+→ H2O + CO2 ↑

Na2CO3+2HCl → 2NaCl H2O+CO2 CO32- + 2H+→ H2O + CO2 ↑

c) Tác dụng với dung dịch kiềm

Các muối hidrocacbonat dễ tác dụng với dung dịch kiềm NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH-→ CO32- + H2O

d) Phản ứng nhiệt phân

Các muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm đều bền với nhiệt

Các muối cacbonat của kim loại khác và muối hidrocacbonat đều dễ bị phân hủy khi đun nóng

MgCO3 → MgO + CO2

2 NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

2- Một số muối cacbonat quan trong

- CaCO3 : dùng làm chất độn trong lưu hóa cao su và một số ngành công nghiệp - Na2CO3 (soda khan) dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt - NaHCO3 dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày.

==============================================================

SILIC VAØ HỢP CHẤT CỦA SILIC

I –SILIC

1- Tính chất vật lý

Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình

Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, có ánh kim, dẫn điện Nhiệt độ nóng chảy 1420oC

Nhiệt độ sôi2620oC

Silic tinh thể có tính bán dẫn

Silic vô định hình là chất bột màu nâu

2- Tính chất hóa học

Si có số oxi hóa -4; 0; +2 và +4

Si vô định hình có khả năng phản ứng cao hơn Si tinh thể

a) Tính khử

* Tác dụng với phi kim

Silic tác dụng với F2 ở nhiệt độ thường, khi đun nóng Si tác dụng được với các phi kim khác

Si + 2 F2 → SiF4 (silic tetraflorua) Si + O2 → SiO2 (silic dioxit) Si + C → SiC (silic cacbua) * Tác dụng với hợp chất

Silic tác dụng mạnh với dung dịch kiềm Si + 2 NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2 H2 ↑

Ở nhiệt độ cao Si tác dụng với kim loại như Ca, Mg, Fe tạo hợp chất silixua 2 Mg + Si → Mg2Si (magie silixua)

3- Điều chế:

* Trong phòng thí nghiệm:

Si được điều chế bằng cách đốt cháy hỗn hợp gồm bột Mg và cát mịn SiO2 + Mg → Si + 2 MgO

* Trong công nghiệp:

Dùng than cốc khử SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao SiO2 + 2 C → Si + 2 CO

Một phần của tài liệu Lý thuyết Hóa vô cơ Bồi dưỡng HSG. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w