Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra xây dựng

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật trong xây dựng công trình (Trang 32 - 35)

III. Thanh tra xây dựng

2.Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra xây dựng

a. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ xây dựng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ xây dựng.

Điều 10 Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ban hành ngày 06/04/2005 quy định về

Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ xây dựng như sau:

 Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng.

 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành Xây dựng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

 Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

 Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 Giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

 Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

 Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

 Báo cáo định kỳ, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra với Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng thanh tra.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.  Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra Bộ xây dựng.

Điều 11 Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ban hành ngày 06/04/2005 quy định về

 Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

 Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

 Trình Bộ trưởng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

 Trình Bộ trưởng quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên thanh tra thực hiện thanh tra theo quy định của pháp luật.

 Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Xây dựng khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.

 Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

 Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

 Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng thanh tra.

 Lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Sở xây dựng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Sở xây dựng.

Điều 12 Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ban hành ngày 06/04/2005 quy định về

Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Sở xây dựng như sau:

 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở.

 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành Xây dựng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

 Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thanh tra vụ, việc khác do Giám đốc Sở Xây dựng giao.

 Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

 Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở Xây dựng thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra viên.

 Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Xây dựng với các cơ quan quản lý theo quy định.

 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.  Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra Sở xây dựng.

Điều 13 Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ban hành ngày 06/04/2005 quy định về

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra Sở xây dựng như sau:

 Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Xây dựng.  Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở Xây dựng quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

 Trình Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

 Trình Giám đốc Sở Xây dựng quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên thanh tra thực hiện việc thanh tra theo quy định của pháp luật.

 Kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Xây dựng khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra; kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựngxem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Sở Xây dựng.

 Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

 Kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh thanh tra tỉnh, đồng thời báo cáo Chánh thanh tra Bộ Xây dựng.

 Lãnh đạo cơ quan Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật trong xây dựng công trình (Trang 32 - 35)