ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu- cỡ mẫu
∗ Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả từng ca có can thiệp. ∗ Cỡ mẫu: cỡ mẫu cho nghiên cứu dự kiến là 50 bệnh nhân.
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu
Hình 2.1. Bộ nội soi có chụp ảnh
∗ Máy chụp CLVT 4 dãy Presto- Hitachi.
Hình 2.2. Máy chụp CLVT 4 dãy (Presto-Hitachi)
2.3.3 Các bước nghiên cứu
2.3.3.1.Xây dựng bệnh án mẫu và thu thập số liệu theo các tiêu chí sau:
∗ Phần hành chính: ghi chép đầy đủ họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, ngày vào viện, ngày phẫu thuật.
∗ Lý do vào viện: ngạt tắc mũi, chảy mũi, đau đầu, giảm thị lực,liệt vận nhãn.
∗ Triệu chứng cơ năng: - Đau đầu:
trán…
+ Tính chất đau: đau ẩm ỉ liên tục hay đau thành cơn.Có đáp ứng thuốc giảm đau hay không.
- Chảy mũi: đánh giá tính chất (1 bên hay 2 bên), vị trí ( chảy mũi trước hay sau), đặc điểm của dịch (dịch nhầy, dịch mủ hay lẫn máu).
-Ngạt tắc mũi: đánh giá tính chất (1 bên hay 2 bên), mức độ (từng lúc hay liên tục).
- Mất ngửi: giảm hay mất ngửi hoàn toàn.
- Giảm thị lực: dựa theo bảng đánh giá phân loại của tổ chức y tế thế giới (1997) , thị lực được chia làm 3 mức độ:
Nhẹ: thị lực đếm ngón tay dưới 3m.
Vừa: thị lực từ đếm ngón tay 3m đến 3/10. Nặng: thị lực > 3/10.
- Liệt vận nhãn: Liệt dây III → lác ngoài.
Liệt dây IV → lác lên trên và ra ngoài. Liệt dây VI → lác trong.
Liệt toàn bộ 3 dây → bất động nhãn cầu. ∗ Triệu chứng thực thể:
- Đánh giá vùng ngách bướm sàng và lỗ thông xoang bướm:
Tình trạng dịch tiết: dịch mủ, dịch nhày, lẫn máu.
Tình trạng niêm mạc: phù nề, thoái hoá polyp, khối choán chỗ.
Lỗ thông xoang bướm: hình dạng, vị trí.
móc,khe giữa,khe trên có gì bất thường hay không.
∗ Chụp CLVT: phim CLVT mũi xoang được chụp tại Bệnh viện Tai-Mũi- Họng Trung ương và khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai theo 2 mặt phẳng nằm ngang và đứng ngang theo đúng tiêu chuẩn.
Hình 2.3: Tư thế chụp phim CLVT.
A: Tư thế chụp coupe Axial; B: Tư thế chụp coupe Corona
Mặt phẳng nằm ngang
(Coupe Axial)
Mặt phẳng đứng ngang
(Coupe Coronal)
Tư thế Nằm ngửa Ngửa cổ tối đa
Mặt cắt Đường ống tai-khóemắt Vuông góc với đườngống tai-khóe mắt Diện cắt Từ đáy xoang hàm đến bờ trên xoang trán Từ thành trước xoang trán đến thành sau xoang bướm. Độ dày lát cắt 4 mm 4 mm Mở cửa sổ xương WW:1700, WL: 350 WW:1700, WL: 350
- Đọc và đánh giá phim CLVT: Hình ảnh tổn thương tùy theo nguyên nhân mà có những hình ảnh khác nhau trên phim CLVT.
+ Viêm xoang mạn tính: hình ảnh mờ một phần hoặc toàn bộ lòng xoang do sự phù nề niêm mạc hoặc dịch tiết.
+ Nấm xoang: hình ảnh khối tăng tỷ trọng giữa đám mờ.
BA A
+ Polyp : hình ảnh khối mờ hình cầu nằm ở đáy xoang, tổn thương như ở các xoang khác.
+U nhầy: hình ảnh mờ toàn bộ lòng xoang, doãng rộng lòng xoang, bào mòn thành xương của xoang.
+U xơ sinh xương:
+Ung thư xoang bướm: hình ảnh phá hủy thành xương của xoang, xâm lấn các cơ quan lân cận, ngấm thuốc cản quang sau tiêm thuốc cản quang.
2.3.3.2.Chẩn đoán trước mổ
2.3.3.3.Phẫu thuật:Tham gia vào quá trình phẫu thuật, đánh giá chi tiết tổn thương trong lòng xoang bướm.
2.3.3.5.Đối chiếu kết quả phẫu thuật và hình ảnh phim chụp CLVT:rút ra kinh nghiệm chẩn đoán nguyên nhân trước phẫu thuật.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được quản lý và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
- Sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ được kiểm định tính độc lập hay phụ thuộc bằng test với kiểm định 2 phía và T- test với kiểm định 1 phía.
2.3.5. Đạo đức nghiên cứu
- Những bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu phải tự nguyện.
- Tất cả những thông tin liên quan đến bệnh nhân đều được giữ bí mật.
- Các kết quả nghiên cứu chỉ được dùng với mục đích nghiên cứu khoa học.
- Tất cả các bệnh nhân đều được giải thích rõ về tình trạng bệnh lý và những tai biến có thể xảy ra trong phẫu thuật.
CHƯƠNG 3