Những triển vọng phát triển trong tương lai của Co-op bank trong xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam:

Một phần của tài liệu Chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương sang Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có thực sự đem lại hiệu quả tốt hơn (Trang 25 - 27)

triển của nền kinh tế Việt Nam:

Có thể nói, Ngân hàng HTX là đầu mối liên kết hệ thống QTD ND. Ngân hàng HTX có mục tiêu tổng quát hoàn thiện và phát triển tổ chức tín dụng là Hợp tác xã đến năm 2020 là phát triển hệ thống Ngân hàng HTX và các QTD ND trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các TCTD Việt Nam góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông thôn và từng bước tại khu vực đô thị trên cơ sở các nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm khuyến khích tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tiết kiệm của các thành viên để hỗ trợ các nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống của các thành viên; hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp - nông thôn, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững; đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là các hợp tác xã.

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-op Bank). Theo đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 của ngân hàng này tối đa là 15%.

Ngoài việc điều chỉnh này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu nhà băng này tổ chức tốt các hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, cho vay đúng quy định và tập trung vốn vào nông nghiệp, nông thôn. Được tăng trưởng tối đa 15% nhưng Co-op Bank vẫn phải kiểm soát tín dụng cho phù hợp với khả năng huy động vốn.

Co-op Bank được chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và đi vào hoạt động từ tháng 7/ 2013 với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Ngân hàng này có vai trò là đầu mối hỗ trợ điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân. Co-op Bank cũng phải giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân thành viên xuống dưới 30% để hạn chế rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Về lâu dài, Ngân hàng Hợp tác sẽ phát triển Hợp tác với các tổ chức tương tự trên thế giới.

Trên thực tế, trước khi chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác, nghiên cứu rất nhiều loại hình tín dụng hợp tác trên thế giới để có thể vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Co-op bank đang và sẽ thường xuyên có các mối quan hệ giao lưu với hệ thống Ngân hàng Hợp tác của Đức, Cannada, pháp, Hà Lan… là các nước đã phát triển rất thành công mô hình này. Trong khuôn khổ quy định pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép, ngoài việc kết nạp các QTDND làm thành viên, Ngân hàng Hợp tác cũng có thể kết nạp các thành viên khác có nguyện vọng hợp tác hỗ trợ hệ thống QTDND và khu vực kinh tế hợp tác xã. Do đó, khi có điều kiện hợp lý và được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì việc hợp tác với các đối tác quốc tế cũng luôn được coi trọng.

Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho rằng, việc chuyển đổi mô hình hoạt động QTDTW sang mô hình Ngân hàng HTX thực chất là nhằm mục đích nâng cao quy mô, tính hiệu quả, mức độ an toàn trong hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng. Ngân hàng HTX phải tổ chức, giám sát, theo dõi chặt chẽ chất lượng hoạt động, chất lượng quản trị của các tổ chức trong hệ thống, và là đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm về an toàn của các tổ chức thành viên trong hệ thống của mình.Để thực hiện nhiệm vụ này, trong giai đoạn mới, Ngân hàng HTX có quyền được chia sẻ hệ thống thông tin của NHNN, từ đó, có được những thông tin của các TCTD thành viên, và có quyền yêu cầu các TCTD thành viên báo cáo những số liệu thông tin để phục vụ cho hoạt động điều hòa vốn cũng như phục vụ mục tiêu giám sát an toàn trong nội bộ.

C. KẾT LUẬN

Như vậy, việc chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương sang Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã thực sự đem lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam. Từ sau khi chuyển đổi, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam đã từng bước thực hiện tốt vai trò liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống QTDND; điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với các thành viên là các

QTDND; tập trung nguồn vốn để can thiệp chủ động, xử lý sớm QTDND gặp khó khăn về khả năng thanh toán và hỗ trợ tích cực QTDND mở rộng hoạt động; đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Đồng thời, mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mở rộng thanh toán cũng được chú trọng trong năm 2014. Tuy nhiên, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý vì năng lực tài chính hạn chế, nhiều công việc cần phải hoàn thiện…

Đặc biệt, với việc kế thừa thành tựu của QTDNDTW, nhất là tỷ lệ nợ xấu rất thấp, Co-opBank có một sự khởi đầu khá thuận lợi. Dù chưa đặt ra nhiều kỳ vọng lợi nhuận, nhưng với mô hình mới phải quy củ, chặt chẽ và mang tính quy mô hơn, đồng thời cũng phải đạt hiệu quả hơn trước. Đây vừa là áp lực, nhưng cũng là động lực để Ngân hàng HTX hoạt động và phát triển trong thời gian tới.

Do sự hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế và giới hạn thời gian nên bài thảo luận của nhóm chúng tôi có thể vẫn chưa bao quát hết và có sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương sang Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có thực sự đem lại hiệu quả tốt hơn (Trang 25 - 27)