Tiềm năng phát triển của HaBuBank:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội – HABUBANK (Trang 25 - 29)

Trong năm 2006, Habubank đã từng bước triển khai phần mềm cốt lõi của ngân hàng, nâng cao hạ tầng thông tin phục vụ quản trị và hoạt động kinh doanh theo đúng như chiến lược thông tin đã đề ra. Giải pháp được cung cấp bởi nhà thầu IFLEX - nhà cung cấp giải pháp phần mềm cốt lõi ngân hàng dẫn đầu thế giới và FPT - nhà cung cấp dịch vụ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể hỗ trợ Ngân hàng phát triển nhanh chóng các

sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, là công cụ hỗ trợ kiểm soát và quản trị rủi ro tự động một cách hiệu quả khi Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Ngoài ra, việc tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính cũng được chú trọng. Tính đến nay, Habubank đã có vốn điều lệ 1260 tỉ và sẽ tiếp tục tăng lên 2000 tỉ vào cuối năm nay theo chiến lược mà HĐQT và cổ đông đặt ra. Đi cùng với nó là mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường đào tạo các kỹ năng, nâng cấp trình độ quản lý, tác nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Việc lựa chọn Deutsche Bank là đối tác chiến lược sẽ giúp Habubank rất nhiều trong việc hội nhập với thế giới. Đối với việc ký kết hợp tác lần này, cả Habubank và Deutsche Bank đều tìm thấy ở đối tác những cơ hội tốt để phát triển. Riêng với Habubank, việc hợp tác này sẽ gia tăng giá trị cho các cổ đông của ngân hàng, là bước đi chủ động của Habubank trong tiến trình hội nhập thông qua việc tiếp cận các thông lệ quản trị ngân hàng quốc tế tốt nhất với mong muốn góp phần tích cực làm vững mạnh thị trường tài chính Việt Nam.

Tới nay, Habubank đã có hơn 96% nhân viên gắn bó với ngân hàng trong nhiều năm liên tục. Năm 2006, tổng số nhân viên của Habubank là 540 cán bộ, tới tháng 7/2007, con số này đạt trên 720, đáp ứng đủ nhu cầu cho các chi nhánh mới của Habubank. Đạt được thành tựu này là do Ban lãnh đạo Habubank luôn nhất quán trong chính sách nhân sự, đó là “không ngừng nâng cao động lực làm

việc và năng lực cán bộ”. Xác định nhân tố con người là yếu tố

luôn tập trung vào xây dựng và thực hiện chế độ đối với từng lớp nhân viên tại Habubank. Chiến lược của Habubank là “Habubank phải luôn là ngân hàng đi đầu trong ngành ngân hàng trong việc sáng tạo và phát triển các chính sách đãi ngộ cũng như phát triển sự nghiệp cho các cán bộ của mình”. Habubank cũng rất chú

trọng đến chính sách đào tạo nghiệp vụ để nhân viên có thể nắm bắt kịp thời và thích ứng linh hoạt khi môi trường kinh doanh thay đổi. Hàng năm, Ban lãnh đạo luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên thường xuyên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho cán bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực khi mạng lưới Habubank ngày càng mở rộng. Bên cạnh chế độ lương thưởng xứng đáng ban lãnh đạo Habubank còn rất quan tâm đến đời sống tinh thần để dành được sự yên tâm gắn bó và cống hiến của cán bộ nhân viên.

Định hướng chiến lược của Habubank sẽ trở thành ngân hàng đa năng, tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ, phát triển trên một nền tảng hoạt động vững chắc lấy an toàn và hiệu quả làm thước đo. Những sự chuẩn bị nói trên của Habubank cũng là nhằm mục tiêu này. Ngoài củng cố và phát triển các hoạt động ngân hàng, Habubank cũng đã phát triển sang các lĩnh vực tài chính khác, chẳng hạn như việc thành lập và đi vào hoạt động của công ty chứng khoán, đồng thời đang có kế hoạch mở rộng các hoạt động khác như quản lý quỹ, bảo hiểm,… Việc đưa thêm các lĩnh vực mới theo hướng một ngân hàng đa năng sẽ hoàn thiện hơn khả năng cung ứng các dịch vụ đa dạng, trọn gói cho khách hàng cho các nhu cầu tài chính khác nhau.

Kết luận

Tóm lại, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của HĐQT và Ban điều hành luôn bám sát tình hình thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và của các tổ chức kinh tế, thể nhân nói riêng,kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua là rất khả quan, nguồn huy động vốn và cho vay của ngân hàng không ngừng tăng trưởng, điều đó chứng tỏ ngân hàng ngày càng khẳng định vị thế của mình và có uy tín trên thị trường. Ngân hàng luôn quan tâm đến việc phát triển tín dụng để nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng và đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện nhanh chóng và xử lý các rủi ro như ban hành định hướng cho vay hoàn thiện các quy trình, quy chế, các quy định nội bộ để thống nhất phương thức quản lý tín dụng trong toàn hệ thống, …Do đó, là một

sinh viên thực tập tốt nghiệp, em cũng mong muốn qua đó nghiên cứu về đề tài hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Habubank, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng mà có thể ngân hàng sẽ tham khảo. Với mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng HaBuBank trong những năm qua, đồng thời phục vụ cho việc nghiên cứu viết báo cáo thu hoạch, bản thân em đã hết sức cố gắng hoàn thành song không tránh khỏi những khó khăn, những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến của thầy và các bạn, nhằm giúp cho bài báo cáo thu hoạch này được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2007

Sinh viên thực tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội – HABUBANK (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w