Huyđộng vốn thôngqua phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 27 - 32)

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước diễn biến phức tạp với nhiều biến động và ngày càng chịu nhiều tác động đa chiều từ nền kinh tế thế giới, chúng ta cần luôn chủ động lựa chọn những mục tiêu khai thác tốt nhất với mọi nguồn lực tài chính của đất nước, cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn để cấp tín dụng cho nền kinh tế xã hội, đặc biệt là huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn.

Phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của các tổ chức tín dụng và thường được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là giải pháp huy động vốn khá dễ dàng và thuận lợi của các tổ chức kinh tế nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng từ công chúng. Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thi trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chúng chỉ tiền gửi, trong đó tổ chức tín dụng cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhất định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 03 năm 2008 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam: “Giấy tờ có giá” là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời

hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.”

Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành có thể thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có thể là loại có ghi danh hoặc không ghi danh. Hình thức chứng chỉ ghi danh áp dụng đối với người mua là cá nhân. Hình thức chứng chỉ vô danh áp dụng đối với người mua là cá nhân và tổ chức. Hình thức ghi sổ áp dụng đối với người mua là tổ chức có tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá đó. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá bằng hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng phát hành phải cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua. Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được chuyển nhượng quyền sỏ hữu dưới hình thức mua bán, tặng cho, trao đổi hoặc thừa kế, hoặc người sở hữu giấy tờ có giá cũng có thể làm vật thế chấp.

Về cơ bản, huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá gồm có hai hình thức chính, phát hành kì phiếu (GTCG ngắn hạn) và trái phiếu (GTCG dài hạn).

Ngoài các nguồn huy động nói trên ngân hàng còn huy động cách phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu,trái phiếu, đây cũng là công cụ huy động vốn khá hiệu quả. Giấy tờ có giá thường là các chứng từ nợ có mệnh giá, thời hạn, lãi suất cố định. Mục đích phát hành giấy tờ có giá là để vay vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Nhìn chung, việc phát hành các giấy tờ có giá của Ngân hàng là không ổn định, năm 2009 chỉ phát hành 1.032.290 triệu đồng GTCG, trong đó năm 2010 thì phát hành tới 1.251.274 triệu đồng và 1.336.663 triệu đồng năm 2011. Ngân hàng bị thiếu hụt vốn tạm thời nên đã phát hành thêm giấy tờ có giá nhằm đáp ứng nguồn vốn thiếu hụt và hạn chế sử dụng vốn lưu chuyển, điều này góp phần làm giảm chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù chiếm tỉ trọng ít trong tổng nguồn vốn huy động nhưng phát hành giấy tờ có giá cũng là một hình thức quảng cáo rất tốt giúp nâng cao uy tín cho ngân hàng và số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều hơn.

Giấy tờ có giá mà ngân hàng dùng để huy động thực chất là các giấy nhận nợ mà ngân hàng trao cho những người cho ngân hàng vay tiền xác nhận quyền đòi nợ của khách hàng đối với ngân hàng ở một mức lãi suất và ngày hoàn trả nhất định.

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu huy động vốn ngày càng đa dạng, các tổ chức tín dụng đã phát hành nhiều loại giấy tờ có giá trên thị trường với thời hạn, mệnh giá, lãi suất và khả năng chuyển nhượng khác nhau. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ các tổ chức tín dụng có thể phát hành chứng thư tiền gửi ngắn hạn (CDs) với giá trị bề mặt tối thiểu là 100.000 USD, trong khi ở Anh, các tổ chức tín dụng lại có thể phát hành các trái phiếu ngân hàng có thời hạn hoặc không thời hạn có lãi suất thả nổi. Còn ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các tổ chức tín dụng đã bắt đầu phát hành một số loại chứng khoán nợ ra công chúng như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu tổ chức tín dụng, hay các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù có tên gọi khác nhau, nhưng hầu như tất cả các chứng khoán kể trên được phát hành bởi các tổ chức tín dụng trên thế giới đều có chung bản chất, đó là các chứng khoán nợ trong đó phản ánh việc tổ chức tín dụng mắc nợ người sở hữu chứng khoán một số tiền nhất định với nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi, vào một ngày nhất định trong tương lai.

Bảng 2.4:Nguồn vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2021

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % GTCG dài hạn 387.628 352.267 223.762 (35.361) (9,12) (128.505) (36,47) GTCG ngắn hạn 528.265 771.651 981.187 243.386 46,07 209.536 21,15 Chứng chỉ tiền gửi 116.397 127.356 131.714 10.959 9,42 4.358 3,42 Tổng 1.032.290 1.251.274 1.336.663 218.984 21,21 85.389 6,8

(Nguồn: Phòng Kế toán ACB – Cần Thơ)

Giấy tờ có giá ngắn hạn ( kỳ phiếu):

Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác… Loại công cụ này có khả năng tạo cho ngân hàng thương mại một nguồn vốn ổn định trong một thời gian ngắn. Kì phiếu ngân hàng là một loại giấy

tờ có giá có tính thanh khoản cao, chủ thể sở hữu nó có thể dễ dàng chuyển đổi nó thành tiền mặt thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ.

Loại chứng khoán này khá thông dụng, rất dễ chuyển đổi, tính rủi ro thấp vì chủ thể phát hành nó là các ngân hàng thương mại, những chủ thể có tiềm lực về tài chính khá ổn định. Tuy nhiên, lãi suất khá thấp chính vè vậy lợi nhuận không cao so với các loại chứng khoán khác. Đây thường là lựa chọn đầu tư mang tính bền vững. Nhờ vào tính thanh khoản này mà loại hình huy động vốn này thu hút được một lượng lớn nguồn vốn đầu tư. Có thể nói, đây là một công cụ tương đối chủ động và linh hoạt của các ngân hàng thương mại và phương thức phát hành có thể nói là không quá phức tạp.

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy viêc huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn của ngân hàng qua các năm tăng đều qua các năm và khá ổn định. Năm 2009, GTCG ngắn hạn là 528.265 triệu đồng, tăng dần đến năm 2010 là 771.651 triệu đồng tăng 46,07% so với năm 2009. Bước sang năm 2011 GTCG ngắn hạn là 981.187 triệu đồng, tăng 209.536 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân do lãi suất hấp dẫn, cao hơn lãi suất tiết kiệm thông thường. Kỳ hạn gửi tiền phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Sử dụng sản phẩm này khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao theo số dư từng ngày, được hưởng các tiện ích gia tăng như: Chuyển tiền tự động sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khác, hoặc trả nợ tiền vay ngân hàng; nhận tiền gửi tự động từ các khoản lãi tiền gửi có kỳ hạn. Người dân sẵn sàng gửi tiền tại ngân hàng với kỳ hạn ngắn, cho dù lãi suất thấp, để còn có cơ hội rút tiền chuyển sang các kênh đầu tư nói trên khi cần.

Giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu):

Là giấy nợ mà ngân hàng thương mại phát hành để huy động nguồn vốn ở trung và dài hạn. Nhìn chung, đối với các ngân hàng thương mại, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và đặc biệt với hình thức huy động này, ngân hàng luôn ở vị thế chủ động khi huy động vốn: chủ động về thời gian, quy mô vốn, thời gian,… tuy nhiên, điểm hạn chế của loại hình huy động này là chi phí huy động cao hơn các loại hình khác, cụ thể đó là lãi suất huy động, đây cũng chính là điểm

hấp dẫn các nhà đầu tư lựa chọn loại chứng khoán này, ít rủi ro và cũng có một lợi nhuận đáng kể.

Mặc dù, gần đây nhiều ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất huy động (tập trung vào nhóm kỳ hạn trung và dài hạn) và phát hành thêm các loại giấy tờ có giá với lãi suất cao để huy động vốn. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn này vẫn không hề dễ dàng và nó thể hiện qua bảng 2.4. Tình hình huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá dài hạn qua các năm có xu hướng giảm như năm 2009 là 387.628 triệu đồng đến năm 2010 giảm còn 352.267 triệu đồng. Đến năm 2011 số tiền giảm xuống còn 223.762 triệu đồng, giảm 128.505 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân do người dân không thích gửi tiền dài hạn do lo ngại lạm phát, tỷ giá, hay do còn có nhiều kênh đầu tư khác, nguyên nhân chính dẫn đến việc các ngân hàng khó huy động vốn trung và dài hạn vẫn là do mức lãi suất mà các ngân hàng đưa ra chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Chứng chỉ tiền gửi:

Đây là giấy xác nhận khoản vay của ngân hàng, có xác nhận về lãi suất, số tiền vay, ngày đáo hạn. Trước đây lãi suất của các loại chứng chỉ này là cố định nhưng để phù hợp với điều kiện và thích hợp hơn cho khách hàng thì nó có thể mang lãi suất theo thoả thuận. Hình thức này mang tính chất đầu tư ngắn hạn, hấp dẫn các nhà kinh doanh nhỏ và hộ gia đình. Bên cạnh đó thời gian đáo hạn là cố định nên nó đem lại nhiều tiện ích cho ngân hàng. Nhìn chung, huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá thông qua chứng chỉ tiền gửi tăng đều qua qua từng năm. Năm 2009 là 116.397 triệu đồng sang năm 2010 là 127.356 triệu đồng tăng 9,42 % so với năm 2009. Năm 2011 là 131.714 triệu đồng tăng 4.358 triệu đồng.

Giao dịch phát hành giấy tờ có giá được hiểu là một nghiệp vụ huy động vốn của tổ chức tín dụng. Nghiệp vụ này được thực hiện thông qua việc tổ chức tín dụng phát hành ra công chúng các giấy tờ có giá dưới dạng chứng khoán nợ để vay tiền của công chúng, với cam kết hoàn trả số tiền đó kèm theo một khoản lãi vào ngày đáo hạn. Số vốn huy động bằng việc phát hành các chứng khoán nợ ra công chúng được coi là một thành tố quan trọng trong cấu trúc tài sản Nợ của tổ chức tín dụng, cùng với các bộ phận khác của tài sản Nợ như tiền gửi có kỳ hạn và không

kỳ hạn, hay tiền gửi tiết kiệm, các khoản vay Ngân hàng Trung ương và vay của các định chế tài chính phi ngân hàng khác…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 27 - 32)