CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH MTV VẬT LIỆU CHỊU LỬA SAO ĐỎ.
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Vật liệu Chịu lửa Sao Đỏ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty.
- Tên Công ty: Công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ.
Tên Công ty bằng tiếng Anh: SAODO REFRACTORY MATERIALS OEN MEMBER COMPANY LIMITED.
Tên giao dịch Quốc tế bằng tiếng Anh: SAODO REMATCO (viết tắt là SAODO RMC).
- Trụ sở Công ty: Chi Ngãi – P. Cộng Hòa – TX Chí Linh – tỉnh Hải Dương. - Điện thoại: 0320 3884 656 Fax: 0320 3884 657
Công ty TNHH MTV vật liệu chịu lửa Sao Đỏ tiền thân là Xí nghiệp vật liệu chịu lửa, là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Trúc Thôn, được thành lập ngày 01/7/2001 theo Quyết định số 912 của HĐQT Tổng Công ty Thép Việt Nam trên cơ sở sáp nhập 3 phân xưởng: Vật liệu chịu lửa, Vật liệu xây dựng và Đất đèn thuộc Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 041300079 ngày 03/3/2006, vị trí nằm trên địa bàn xã Cộng Hoà - huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương cách thị trấn Sao Đỏ 5 km về hướng Đông Bắc. Để thuận lợi cho việc điều hành, sản xuất kinh doanh Xí nghiệp đã tổ chức sắp xếp ổn định lại bộ máy quản lý của Xí nghiệp cũng như để phù hợp với nhu cầu của thị trường, vào tháng 10 năm 2006 hai phân xưởng Đất đèn và Vật liệu xây dựng sáp nhập thành một phân xưởng đổi tên là Phân xưởng 2, còn phân xưởng Vật liệu chịu lửa đổi tên thành Phân xưởng 1. Sau một thời gian để đáp ứng với hình thức hoạt động kinh doanh mới, ngày 01/5/2007 Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa đã chính thức đổi tên thành Công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa theo Giấy phép kinh doanh số 040000102 ngày 27/4/2007. Ngày 01/7/2009 Công ty đã đổi tên mới thành Công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ theo QĐ số 42/QĐ-HĐQT Công ty cổ phần Trúc Thôn và Giấy phép kinh doanh số 0800378305 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 30/6/2009.
- Vốn Điều lệ: 3 tỷ
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV. - Số công nhân (Tháng 11 năm 2013): 92 người.
2.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Vật liệu Chịu lửa Sao Đỏ.
Công ty TNHH MTV Vật liệu Chịu lửa Sao Đỏ là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh gạch chịu lửa các loại, đất đèn, bột chịu lửa, vữa xây,... phục vụ cho ngành sản xuất thép, xây dựng lò tuynel, lò chịu nhiệt…trong và ngoài tỉnh. Mặt hàng chủ yếu: Gạch chịu lửa và đất đèn các loại.
Công ty luôn đi đầu trong việc cải tiến kỹ thuật, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Do sản phẩm của Phân xưởng chế biến khác nhau dẫn đến quy trình công nghệ sản xuất cũng khác nhau, có những loại sản phẩm có quy trình công nghệ đơn giản cũng có những loại sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp.
Sơ đồ 2.1 : Quy trình chế biến Gạch chịu lửa được khái quát theo sơ đồ sau :
30 Bột đất sét Sạn sa mốt Phối liệu Trộn Ủ liệu Tạo hình Sấy Lò nung Ra lò Phân loại Nhập kho thành phẩm
Sơ đồ 2.2 : Quy trình chế biến đất đèn được khái quát theo sơ đồ sau :
Quá trình sản xuất đất đèn qua 7 công đoạn
- Công đoạn 1. Kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu:
+ Nguyên liệu than và vôi trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật thành phần hoá học, cấp cỡ hạt.
Kho nguyên liệu vôi củ Kho nhiên liệu than cám
Trộn phối liệu
Nạp liệu vào lò
Nấu luyện lò điện (2000oC) Tháo sản phẩm
Kiểm tra chất lượng sản phẩm Pha bổ cỡ hạt, đóng
+ Nguyên liệu nấu luyện đất đèn phải được nhập theo lô, trọng lượng của một lô than phải đủ cho sản xuất ít nhất là 10 ngày, lượng vôi thời gian lưu trong kho không quá 30 giờ.
- Công đoạn 2. Trộn phối liệu.
+ Căn cứ vào chất lượng nguyên liệu và kế hoạch sản xuất, Kỹ thuật phân xưởng tính toán bài phối liệu. Tổ sản xuất triển khai cân và trộn phối liệu theo bài phối liệu.
+ Vôi, than được đưa lên sàn thao tác giải đều, tiến hành trộn đều phối liệu.
- Công đoạn 3. Nạp liệu vào lò.
+ Sau khi liệu đã được trộn đồng đều tiến hành nạp liệu vào lò khi thực hiện không được đứng chân lên miệng lò, không được đứng chân lên đống liệu mà phải đứng ở tư thế vững chắc nạp dần từng xẻng liệu vào các cây cực tạo hình chóp nón.
- Công đoạn 4. Vận hành lò.
+ Trong quá trình vận hành lò các diễn biến và tiêu hao điện năng được ghi chép vào nhật ký vận hành lò.
+ Nhả và xiết điện cực, nạp hồ vào cực. + Hàn nối vỏ điện cực:
CaO + 3C CaC2 + CO
- Công đoạn 5. Ra lò.
+ Trước khi tháo sản phẩm, phải chuẩn bị máng tháo và khay chứa, máng tháo phải dốc gọn lòng khô, khay chứa phải sạch được quét một lớp nước vôi sau đó sấy khô( tuyệt đối không được để ẩm sẽ gây nổ bỏng ).
+ Sản phẩm sau khi ra lò xong phải được để đông đặc hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 2 giờ ÷ 2giờ 10 phút được làm nguội tự nhiên mới được cẩu ra nơi qui định chờ đóng thùng, kiểm tra chất lượng.
- Công đoạn 6. Kiểm tra sản phẩm.
+ Kỹ thuật viên phòng KTSX có trách nhiệm lấy mẫu hóa nghiệm với số lượng 01 mẫu/mẻ ra lò. Kết quả hóa nghiệm mẫu được thông báo cho kỹ thuật phân xưởng và tổ đóng thùng.
- Công đoạn 7. Nghiệm thu nhập kho.
+ Sản phẩm được kiểm tra phân loại chất lượng và đóng trong thùng phuy theo quy định. Sau đó Kỹ thuật viên phòng KTSX dán tem chất lượng và tiến hành báo hội đồng nghiệm thu nhập kho
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh * Sơ đồ bộ máy của công ty:
Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có kinh nghiệm cũng như tính kỷ luật nghiêm nên bộ máy của công ty được hình thành theo mô hình trực tuyến về chức năng và nhiệm vụ riêng được quy định rõ ràng.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy sản xuất kinh doanh
Chức năng, nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của các phòng ban:
- Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, có nhiệm vụ lãnh đạo quản lý chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trực tiếp ra các Quyết định quản lý. Là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản trị về mọi hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
- Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc, có trách nhiệm thực hiện tốt các công việc được Giám đốc phân công và uỷ quyền chỉ đạo. Trong phạm vi công việc được uỷ quyền, Phó Giám đốc chủ động đưa ra các mệnh lệnh quản lý, không phải xin ý kiến Giám đốc trước khi thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình.
- Phòng Kế toán – tổng hợp: Chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty; chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, kiểm toán với chức năng nhiệm vụ được qui định tại Quy chế tài chính của Công ty. Có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty.
Thực hiện công tác luân chuyển công văn, giấy tờ, công tác định mức tiền lương, chế độ của người lao động. Đồng thời phòng còn có nhiệm vụ giúp Giám đốc xây dựng phương án tổ chức quản lý tuyển dụng lao động, thực hiện tốt các chính sách và tính toán lương, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các chế độ khác cho người lao động trong Công ty.
- Phòng Kỹ thuật – Sản xuất: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. Có nhiệm vụ tổng điều độ sản xuất, xây dựng các chỉ tiêu định mức, thông số kỹ thuật, chất
Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán tổng hợp Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng kế hoạch kinh doanh
lượng sản phẩm và an toàn thiết bị sản xuất, an toàn trong lao động nhằm giúp cho quá trình sản xuất diễn ra an toàn, sản phẩm đạt đúng thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
Đồng thời quản lý toàn bộ hệ thống máy móc, nhà xưởng của Công ty, xây dựng kế hoạch sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn cho toàn Công ty. Thiết kế khuôn mẫu phục vụ sản xuất, lên kế hoạch dự trù vật tư cho toàn Công ty. Trực tiếp quản lý kho vật tư, kho sản phẩm.
- Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty; phòng là cơ quan tham mưu cho Lãnh đạo Công ty.
Có nhiệm vụ tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngắn và dài hạn. Căn cứ các chỉ tiêu đã được phê duyệt để chỉ đạo xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư trong Công ty, thực hiện quản lý thu mua vật tư đầu vào.
- Phân xưởng 1: Có trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất gạch chịu lửa, bột chịu lửa, samốt cục; sản xuất khuôn mẫu, trực cơ và sửa chữa máy móc cho toàn Công ty.
- Phân xưởng 2: Có trách nhiệm điều hành sản xuất đất đèn, sản xuất gạch chịu lửa, nghiền sạn phục vụ sản xuất, sản xuất vữa xây.
Quá trình phát triển và qua thực tế chứng minh rằng Công ty TNHH MTV Vật liệu chịu lửa Sao Đỏ đã và đang là một Công ty sản xuất có uy tín trên thị trường.. Vì vậy Công ty đã tạo ra được lòng tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình.
Để nâng cao hơn nữa tính thuyết phục của sản phẩm thì nhiệm vụ đề ra hiện nay đối với Công ty là:
- Chỉ đạo xây dựng tổng hợp, cân đối kế hoạch sản xuất, vật tư, tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch sửa chữa, xây dựng cơ bản và đời sống xã hội trong toàn Công ty.
Căn cứ vào kế hoạch vật tư đã xây dựng để lập kế hoạch cung cấp vật tư, tiếp nhận bảo quản, cấp phát và sử dụng vật tư theo quy định (Kể cả về tiến độ, chất lượng, giá cả )
- Tổ chức duyệt giá thành, tổ chức kiểm tra, theo dõi và đôn đốc. - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao.
- Tiếp nhận, quản lý vật tư.
- Tình hình triển khai các kế hoạch sửa chữa, XDCB và đầu tư đã đựợc phê duyệt.
- Trực tiếp quản lý hệ thống kho vật tư, kho sản phẩm của Công ty. Tổ chức bảo quản và cấp phát theo quy định.
- Nghiên cứu thực hiện các quy định về xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, thu mua, quản lý vật tư, kho tàng và tiêu thụ sản phẩm ... của Nhà nước và của Công ty.
- Nghiên cứu đề xuất các quy định cụ thể trong công tác sản xuất kinh doanh, vật tư, kỹ thuật, sản phẩm căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty và phù hợp với quy định của Nhà nước.
- Tổ chức xét hoàn thành kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia chấn chỉnh tổ chức và đội ngũ theo ngành dọc của Công ty
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV VLCL Sao Đỏ
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức thành phòng kế toán chịu sự lãnh đạo của giám đốc, xuất phát từ đặc điểm yêu cầu và tình hình cụ thể của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập chung và đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung toàn bộ công tác kế toán ở công ty từ việc ghi sổ kế toán chi tiết tổng hợp, đế lập báo cáo kiểm tra kế toán đều thực hiện tại phòng kế toán tổng hợp của công ty.
Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được bổ trí qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH MTV VLCL Sao Đỏ
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán phổ biến hướng dẫn công tác kế toán thống kê, tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu ghi chép kế toán. Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình tài chính và tình hình chấp hành các chính sách thể lệ tại công ty.
- Tổ chức tiền lương: Có nhiệm vụ tính quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, công tác tuyển dụng, đào tạo, định mức tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi, nguyên vật liệu, thành phẩm , hàng hoá nhập kho : Theo dõi các khoản thu chi hoặc tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. Tổ chức và ghi chép phản ánh chính xác kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại vật liệu, tình hình xuất nhập tồn kho vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất đồng thời kiêm nhiệm vụ thủ quỹ và theo dõi các khoản công nợ phải trả.
Kế toán trưởng Tổ chức tiền lương. Kế toán tiền mặt, tiền gửi, nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa Kế toán tiêu thụ - theo dõi các khoản công nợ . Kế toán TSCĐ, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Kế toán tiêu thụ – theo dõi các khoản công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán các khoản doanh thu bán hàng của Công ty, theo dõi công nợ phải thu, đánh giá và phân tích các khoản công nợ tồn động của Công ty
- Kế toán tài sản cố định, tập hợp chi phí và tổng giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm, tài sản cố định hiện có, tính khấu hao, phân bổ tài sản cố định tình hình bảo quản, sử dụng tài sản cố định. Tiến hành tập hợp các khoản mục phí sản xuất để tính giá thành phẩm sản phẩm và xác định hiệu quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính .
2.1.4.2 Hình thức kế toán.
Để phù hợp với bộ máy kinh tế theo hình thức tập trung, Công ty đã áp dụng hệ thống sổ sách theo hình thức nhật kí chung.
Hình thức kế toán nhật ký chung là hình thức phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào 1 quyển sổ gọi là sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung lấy số liệu ghi vào Sổ Cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ nhật ký chung được chuyển vào Sổ Cái ít nhất cho 2 tài khoản có liên quan. Đối với cá đối tượng có số nghiệp vụ phát sinh nhiều, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái kế toán có thể mở các sổ nhật ký chuyên dùng để ghi các nhiệm vụ liên quan đến các đối tượng đó.
Hình thức kế toán nhật ký chung bao gồm các sổ kế toán chủ yếu sau:
- Nhật ký chung: Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, định khoản kế toán là căn cứ ghi Sổ Cái.
- Sổ Cái: Trên Sổ Cái mỗi tài khoản được phản ánh trên một hoặc một số trang sổ.