Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư và dịch chuyển cơ cấu kinh tế (Trang 30 - 32)

- Chính sách đầu tư của Việt Nam tuy đã có những chuyển biến đáng kể nhưng chưa tương xứng với yêu cầu.

Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện các thủ tục hành chính nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập gây khó khăn cho các chủ đầu tư như chính sách đền bù không quyết đoán nên làm cho nhiều chủ đầu tư không thể có mặt bằng để hoạt động kinh doanh hoặc nếu có thì có khi phải đợi trong một thời gian dài đến vài năm. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu vừa được công bố(2006), để hoàn thành một thủ tục đăng kí kinh doanh ở Việt nam cần gần 50 ngày, trải qua 3 thủ tục và 6 thủ tục phát sinh đi kèm khác, với chi phí bằng 50% thu nhập bình quân đầu người, trong khi đó ở Canada, để thành lập một doanh

nghiệp chỉ mất 3 ngày qua 2 thủ tục với chi phí bằng 0,9% thu nhập bình quân đầu người một năm, còn ở Úc, chỉ mất 2 ngày / 2 thủ tục và 1,9% thu nhập bình quân đầu người. Trong khuôn khổ thể chế hiện còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình thẩm định và phê duyệt các thủ tục đầu tư các dự án ODA, các sở ngành phải vận dụng cả 2 Nghị định hướng dẫn(hoặc có văn bản hỏi Bộ KHĐT, Bộ XD làm cơ sở triển khai thực hiện). Trong bối cảnh như vậy, người quản lý dự án không thể không bối rối và tiến thoái lưỡng nan về sự thiếu nhất quán và đồng bộ của các văn bản pháp quy.

- Chính sách đầu tư chưa quan tâm thỏa đáng đến quy hoạch dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu quy hoạch và không đồng bộ, công tác dự báo đầu tư còn hết sức hạn chế.

- Chính sách đầu tư chưa ổn định, thiếu tính linh hoạt, không phù hợp với thực tế và một số chính sách đưa ra mang tính chất tình thế hơn là tính chất dài hạn.

- Cơ chế khuyến khích đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư chưa phù hợp và kém tính linh hoạt. Chính sách đầu tư chưa hướng vào các ngành công nghệ

Vì nên kinh tế chỉ mới bước vào giai đoạn phát triển nên mức tiết kiệm của ngân sách còn rất thấp. Vốn huy động từ tín dụng thực sự chưa ổn định và vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 20% trong tổng nhu cầu vốn đầu tư. Tuy nhiên ác chế độ ưu đãi, luật đầu tư chưa hấp dẫn và thông thoáng nên làm hạn chế mất một phần nguồn vốn đầu tư từ tư nhân và các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó Việt Nam vốn là nước phát triển đi lên từ nông nghiệp nên trình độ kỹ thuật công nghệ còn phải học hỏi rất nhiều từ thế giới. Vì thế mà chất lượng công nghệ ở Viêt Nam thường lạc hậu hơn 20-30năm so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Những máy móc ở Việt Nam thường cũ do đó lượng chất thải của các DN, nhà máy phần lớn chưa qua xử lý gây nên tình trạng ô nhiễm nặng ở nhiều khu vực quanh các khu công nghiệp.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư và dịch chuyển cơ cấu kinh tế (Trang 30 - 32)